Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyPhương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeSun Feb 20, 2011 9:07 pm Bài viết số 1

Nguồn: Hội địa chất thủy văn Việt Nam
Tác giả: PGS. TS Đoàn Văn Cánh và ThS. Nguyễn Văn Nghĩa


Nội dung:

1. Những khái niệm cơ bản
“Tầng chứa nước” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng và lượng nước đó có ý nghĩa trong việc khai thác để cung cấp nước.

“Tầng chứa nước yếu” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng, nhưng khả năng thấm nước, chứa nước kém và lượng nước đó ít có ý nghĩa trong việc khai thác để cung cấp nước.

“Tầng cách nước hoặc thể địa chất không chứa nước” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có tính thấm nước rất nhỏ, không có ý nghĩa thực tế trong cung cấp nước.

“Phức hệ chứa nước hoặc hệ thống các tầng chứa nước” là tập hợp các tầng chứa nước, chứa nước yếu, có quan hệ thuỷ lực với nhau trên phạm vi rộng và tạo thành một hệ thống thuỷ động lực.

“Cấu trúc chứa nước” là một cấu trúc địa chất hoặc một phần của một cấu trúc địa chất, trong đó nước dưới đất được hình thành, lưu thông và tồn tại. Cấu trúc chứa nước được giới hạn bởi các biên cách nước hoặc các biên cấp, thoát nước.

“Trữ lượng có thể khai thác của một vùng” là lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép.

“Trữ lượng khai thác nước dưới đất của công trình” là lượng nước có thể khai thác được từ công trình đó, với chế độ khai thác xác định, hợp lý về kinh tế - kỹ thuật, không gây tranh chấp nguồn nước, không tác động xấu tới môi trường; chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian khai thác.

“Trữ lượng tĩnh tự nhiên” là lượng nước trọng lực tồn tại trong các thể chứa nước (khe nứt, lỗ hổng, hang hốc Karst) trong các tầng chứa nước, phức hệ chứa nước hoặc cấu trúc chứa nước. Trữ lượng tĩnh tự nhiên bao gồm trữ lượng tĩnh đàn hồi và trữ lượng tĩnh trọng lực.

“Trữ lượng động tự nhiên” là lượng cung cấp cho nước dưới đất trong tự nhiên khi chưa bị phá hủy bởi các hoạt động khai thác nước hoặc các hoạt động khác của con người. Lượng cung cấp tự nhiên cho nước dưới đất có thể từ ngấm của nước mưa, thấm từ hệ thống nước mặt, thấm xuyên từ các tầng chứa nước liền kề.

“Trữ lượng bổ sung” là lượng nước gia tăng nhờ sự cung cấp của các nguồn do hoạt động của các công trình khai thác nước dưới đất gây ra.

“Chất lượng nước dưới đất” được thể hiện bởi giá trị của các của thông số về thành phần hóa học các nguyên tố có trong nước và tính chất vật lý, hóa học của nước. Đặc trưng chất lượng nước quyết định đến khả năng sử dụng của nguồn nước dưới đất.

“Đánh giá tài nguyên nước dưới đất” là hoạt động nhằm xác định điều kiện địa chất thủy văn, số lượng (trữ lượng), chất lượng nước và khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước, các tác động của việc khai thác, hoạt động kinh tế tới nguồn nước dưới đất; xu thế biến đổi về số lượng, chất lượng nước dưới đất phục vụ công tác quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

2. Cơ sở đánh giá tài nguyên nước dưới đất
Trình tự, nội dung, yêu cầu công tác đánh giá tài nguyên nước dưới đất được quy định cụ thể tại Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tùy theo mục đích, nội dung, yêu cầu và phạm vi, mức độ đánh giá, dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồm:
- Điều tra, đánh giá tổng quan;
- Điều tra, đánh giá sơ bộ;
- Điều tra, đánh giá chi tiết;
- Điều tra, đánh giá theo chuyên đề;

Nguyên tắc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm:
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra, đánh giá theo vùng lãnh thổ và lưu vực sông; giữa việc điều tra, đánh giá của Trung ương với việc điều tra, đánh giá của địa phương; giữa việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất với việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt.
- Bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra, đánh giá tổng quan, sơ bộ, chi tiết và đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề.
- Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững với yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
- Định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
- Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải phục vụ nhu cầu sử dụng cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng; đồng thời phải được tổng hợp và công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

Nội dung, yêu cầu chủ yếu khi tiến hành đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồm:
- Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn của vùng nghiên cứu gồm xác định phạm vi, diện tích phân bố theo không gian (trên mặt bằng và mặt cắt); đặc điểm thành phần đất đá, nguồn gốc thành tạo của các đơn vị chứa nước; các đặc trưng thủy động lực (mực nước, lưu lượng, tính thấm nước, chứa nước, nguồn cấp, miền cấp, miền thoát, điều kiện biên, hướng dòng chảy, mối quan hệ của nước dưới đất với các yếu tố khí tượng, thủy văn …) của các đơn vị chứa nước; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất (lớp phủ thực vật, chiều dày và tính chất của đới thông khí).
- Đánh giá số lượng (trữ lượng) nước dưới đất gồm các loại trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng khai thác, trữ lượng có thể khai thác (tiềm năng), trữ lượng bổ sung… cho từng đơn vị chứa nước hoặc toàn vùng nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng nước của các đơn vị chứa nước gồm xác định tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hóa học cơ bản, độ tổng khoáng hóa, loại hình hóa học chủ yếu, các chỉ tiêu vi lượng độc hại phổ biến, thành phần vi trùng…; phân vùng chất lượng nước và lập các bản đồ phân vùng chất lượng nước (nhiễm bẩn, nhiễm mặn) và các bản đồ tự bảo vệ của tầng chứa nước.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước cho các nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất; đánh giá xu thế biến đổi, dự báo ảnh hưởng, tác động xâm nhập mặn, ô nhiễm, sụt lún đất và các tác động khác của việc khai thác nước gây ra; các ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất trong vùng nghiên cứu.

Trình tự đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm các bước chủ yếu sau:
- Lập dự án.
- Thẩm định, phê duyệt dự án.
- Triển khai, thực hiện dự án.
- Tổng kết, nghiệm thu dự án.
......
3. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất
3.1. Các phương pháp đánh giá trữ lượng tĩnh tự nhiên
3.2. Đánh giá trữ lượng động tự nhiên

......

Nội dung đầy đủ tải trong tập đính kèm
Attachments
Truluong_Tinh_DongNDĐ.doc
You don't have permission to download attachments.
(109 Kb) Downloaded 82 times
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
black_cloud

black_cloud

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Th_310Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Medal112
Tổng số bài gửi : 101
Điểm : 245
Được cảm ơn : 66
Ngày tham gia : 14/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : MDA

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyRe: Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeTue Feb 22, 2011 7:40 am Bài viết số 2

thanks anh!
Về Đầu Trang Go down
huutamdctvk53

huutamdctvk53

Thành viên V.I.P

Tổng số bài gửi : 61
Điểm : 62
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 12/09/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : Đại Học Mỏ Địa Chất

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyRe: Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeSat May 18, 2013 8:26 pm Bài viết số 3

thanks b nha Smile
Về Đầu Trang Go down
lamhehe

lamhehe

Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 2
Điểm : 5
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 04/12/2013
Cơ quan (Trường, lớp) : tan hoa

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyRe: Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeWed Dec 04, 2013 10:44 am Bài viết số 4

thanks em là newbie có gì giúp em với ah!
Về Đầu Trang Go down
zhanbi-wanbi

zhanbi-wanbi

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 21
Điểm : 24
Được cảm ơn : 3
Ngày tham gia : 21/10/2013
Cơ quan (Trường, lớp) : ld8

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Emptythanks   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeThu Dec 12, 2013 10:55 am Bài viết số 5

phamvancuong.dctv đã viết:
Nguồn: Hội địa chất thủy văn Việt Nam
Tác giả: PGS. TS Đoàn Văn Cánh và ThS. Nguyễn Văn Nghĩa


Nội dung:

1. Những khái niệm cơ bản
“Tầng chứa nước” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng và lượng nước đó có ý nghĩa trong việc khai thác để cung cấp nước.

“Tầng chứa nước yếu” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng, nhưng khả năng thấm nước, chứa nước kém và lượng nước đó ít có ý nghĩa trong việc khai thác để cung cấp nước.

“Tầng cách nước hoặc thể địa chất không chứa nước” là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có tính thấm nước rất nhỏ, không có ý nghĩa thực tế trong cung cấp nước.

“Phức hệ chứa nước hoặc hệ thống các tầng chứa nước” là tập hợp các tầng chứa nước, chứa nước yếu, có quan hệ thuỷ lực với nhau trên phạm vi rộng và tạo thành một hệ thống thuỷ động lực.

“Cấu trúc chứa nước” là một cấu trúc địa chất hoặc một phần của một cấu trúc địa chất, trong đó nước dưới đất được hình thành, lưu thông và tồn tại. Cấu trúc chứa nước được giới hạn bởi các biên cách nước hoặc các biên cấp, thoát nước.

“Trữ lượng có thể khai thác của một vùng” là lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép.

“Trữ lượng khai thác nước dưới đất của công trình” là lượng nước có thể khai thác được từ công trình đó, với chế độ khai thác xác định, hợp lý về kinh tế - kỹ thuật, không gây tranh chấp nguồn nước, không tác động xấu tới môi trường; chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian khai thác.

“Trữ lượng tĩnh tự nhiên” là lượng nước trọng lực tồn tại trong các thể chứa nước (khe nứt, lỗ hổng, hang hốc Karst) trong các tầng chứa nước, phức hệ chứa nước hoặc cấu trúc chứa nước. Trữ lượng tĩnh tự nhiên bao gồm trữ lượng tĩnh đàn hồi và trữ lượng tĩnh trọng lực.

“Trữ lượng động tự nhiên” là lượng cung cấp cho nước dưới đất trong tự nhiên khi chưa bị phá hủy bởi các hoạt động khai thác nước hoặc các hoạt động khác của con người. Lượng cung cấp tự nhiên cho nước dưới đất có thể từ ngấm của nước mưa, thấm từ hệ thống nước mặt, thấm xuyên từ các tầng chứa nước liền kề.

“Trữ lượng bổ sung” là lượng nước gia tăng nhờ sự cung cấp của các nguồn do hoạt động của các công trình khai thác nước dưới đất gây ra.

“Chất lượng nước dưới đất” được thể hiện bởi giá trị của các của thông số về thành phần hóa học các nguyên tố có trong nước và tính chất vật lý, hóa học của nước. Đặc trưng chất lượng nước quyết định đến khả năng sử dụng của nguồn nước dưới đất.

“Đánh giá tài nguyên nước dưới đất” là hoạt động nhằm xác định điều kiện địa chất thủy văn, số lượng (trữ lượng), chất lượng nước và khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước, các tác động của việc khai thác, hoạt động kinh tế tới nguồn nước dưới đất; xu thế biến đổi về số lượng, chất lượng nước dưới đất phục vụ công tác quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

2. Cơ sở đánh giá tài nguyên nước dưới đất
Trình tự, nội dung, yêu cầu công tác đánh giá tài nguyên nước dưới đất được quy định cụ thể tại Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tùy theo mục đích, nội dung, yêu cầu và phạm vi, mức độ đánh giá, dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồm:
- Điều tra, đánh giá tổng quan;
- Điều tra, đánh giá sơ bộ;
- Điều tra, đánh giá chi tiết;
- Điều tra, đánh giá theo chuyên đề;

Nguyên tắc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm:
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra, đánh giá theo vùng lãnh thổ và lưu vực sông; giữa việc điều tra, đánh giá của Trung ương với việc điều tra, đánh giá của địa phương; giữa việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất với việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt.
- Bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa việc điều tra, đánh giá tổng quan, sơ bộ, chi tiết và đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề.
- Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững với yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
- Định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
- Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải phục vụ nhu cầu sử dụng cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng; đồng thời phải được tổng hợp và công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

Nội dung, yêu cầu chủ yếu khi tiến hành đánh giá tài nguyên nước dưới đất bao gồm:
- Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn của vùng nghiên cứu gồm xác định phạm vi, diện tích phân bố theo không gian (trên mặt bằng và mặt cắt); đặc điểm thành phần đất đá, nguồn gốc thành tạo của các đơn vị chứa nước; các đặc trưng thủy động lực (mực nước, lưu lượng, tính thấm nước, chứa nước, nguồn cấp, miền cấp, miền thoát, điều kiện biên, hướng dòng chảy, mối quan hệ của nước dưới đất với các yếu tố khí tượng, thủy văn …) của các đơn vị chứa nước; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất (lớp phủ thực vật, chiều dày và tính chất của đới thông khí).
- Đánh giá số lượng (trữ lượng) nước dưới đất gồm các loại trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng khai thác, trữ lượng có thể khai thác (tiềm năng), trữ lượng bổ sung… cho từng đơn vị chứa nước hoặc toàn vùng nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng nước của các đơn vị chứa nước gồm xác định tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hóa học cơ bản, độ tổng khoáng hóa, loại hình hóa học chủ yếu, các chỉ tiêu vi lượng độc hại phổ biến, thành phần vi trùng…; phân vùng chất lượng nước và lập các bản đồ phân vùng chất lượng nước (nhiễm bẩn, nhiễm mặn) và các bản đồ tự bảo vệ của tầng chứa nước.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước cho các nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất; đánh giá xu thế biến đổi, dự báo ảnh hưởng, tác động xâm nhập mặn, ô nhiễm, sụt lún đất và các tác động khác của việc khai thác nước gây ra; các ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất trong vùng nghiên cứu.

Trình tự đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm các bước chủ yếu sau:
- Lập dự án.
- Thẩm định, phê duyệt dự án.
- Triển khai, thực hiện dự án.
- Tổng kết, nghiệm thu dự án.
......
3. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất
3.1. Các phương pháp đánh giá trữ lượng tĩnh tự nhiên
3.2. Đánh giá trữ lượng động tự nhiên

......

Nội dung đầy đủ tải trong tập đính kèm
Về Đầu Trang Go down
binhdt

binhdt

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 18
Điểm : 22
Được cảm ơn : 4
Ngày tham gia : 25/04/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : VCC

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyRe: Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitimeTue Jul 14, 2020 4:25 pm Bài viết số 6

Thank you!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động Empty
Bài gửi Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động EmptyRe: Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động   Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động I_icon_minitime Bài viết số 7

Về Đầu Trang Go down
 

Phương pháp xác định trữ lượng tĩnh và trữ lượng động

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Điều tra, thăm dò và cấp nước dưới đất-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Mon May 13, 2024 12:45 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất