Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Miền Tây cạn nước.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Miền Tây cạn nước. Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Miền Tây cạn nước. Empty
Bài gửi Miền Tây cạn nước. EmptyMiền Tây cạn nước.   Miền Tây cạn nước. I_icon_minitimeSun May 15, 2011 11:14 am Bài viết số 1

Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa miền Tây đang bị nước mặn và khô hạn bao vây. Trên nhiều nhánh sông, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào trong đất liền gần 50 km. Hàng chục ngàn ha lúa bị ảnh hưởng nặng. Nhiều nơi người dân không có nước ngọt để dùng.

116.000 đồng/m3 nước ngọt

Do nguồn nước ngầm trong khu vực bị nhiễm phèn, mặn rất nặng nên cứ vào mùa khô hằng năm, hơn 600 hộ dân ở ấp 3 và ấp 6 (xã Khánh Lâm, huyện U Minh, Cà Mau) lại phải vừa lo chạy gạo, vừa lo... chạy nước. Năm nay, giá nước ngọt ở đây tăng theo giá xăng dầu, giá điện, nên nhiều hộ suốt cả mùa khô không ai được rửa mặt bằng nước sạch.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Danh Văn Tài, một người dân ở ấp 6, xã Khánh Lâm, cho biết “cứ bước vào mùa khô lại phải mua nước uống”. Ông Tài kể, năm trước, thời điểm này giá 1 can nước 30 lít chỉ có 2.000 đồng, nhưng năm nay dân “lái nước” nói do giá xăng dầu, giá điện đều tăng, nên giá nước ngọt cũng tăng lên 3.000- 3.500 đồng/can, có hôm lên đến 4.000 đồng/can. “Cứ khoảng 10 ngày, gia đình tôi phải mua 5 lu nước, trung bình mỗi lu là 6 can 30 lít. Tính ra mỗi tháng tốn hơn 300 ngàn đồng”, ông Tài nói.

Theo cách tính của ông Hữu Văn Minh, Phó ban nhân dân ấp 6, với giá 3.500 đồng/can 30 lít như hiện nay, tính ra giá nước ngọt năm nay đã lên đến 116.000 đồng/m3. Với giá cao như vậy thì hằng tháng bình quân mỗi gia đình trong ấp phải mất từ 300- 500 ngàn đồng mua nước ngọt sinh hoạt.

Tình cảnh “chạy nước” của bà Trương Thị Diễm (ở ấp 3) còn khổ hơn. Nhà bà có 3 người, nếu chỉ uống và nấu ăn thôi thì 2 tuần cũng hết 6 can 30 lít. Nhà nghèo, lo cái ăn đã khó, giờ lại phải chạy thêm tiền mua nước, càng khó hơn. “Chưa bao giờ vào mùa khô, nhà tôi dám dùng nước ngọt rửa mặt. Mọi người phải buông việc này, bắt việc kia để kiếm tiền mua nước uống, nhưng cũng chỉ đủ lo nước từng bữa, làm gì có tiền mua nước trữ. Bởi vậy, bữa nào người đổi nước ngọt kẹt việc gia đình không đi đổi, tôi lại phải chạy đi mượn nước về uống và nấu ăn”, bà Diễm than.

Tại ấp 3, ông Trưởng ấp Dương Thanh Bé kể: “Nước ngọt mua về chỉ để uống, còn mọi sinh hoạt khác đều sử dụng nước dưới ao. Nhưng ao, đìa cạn dần nên nước bị vẩn đục, người dân phải múc từng thau nhỏ chứa vào lu chờ lắng trong để sử dụng. Nhà nào có đám tiệc thì tiền mua nước ngọt cũng muốn bằng phân nửa tiền đi chợ mua thực phẩm đãi khách”.

Trong khi đó, ông Tăng Văn Tập, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra xã Khánh Lâm, có nhà ở ấp 6, cho biết các mạch nước ngầm ở khu vực này cũng đều bị nhiễm mặn rất nặng, độ mặn đo được tại các giếng lên đến 8‰, có nơi trên 10‰. Gia đình ông đã khoan 4 giếng nước, dù đã cố khoan sâu hơn lần trước nhưng nước ở các giếng này đều không sử dụng được.

Rừng khô, ruộng khát

Tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn chẳng những khiến cho đời sống, sinh hoạt của người dân vùng ĐBSCL bị xáo trộn, mà còn là mối đe dọa đối với rừng và các cây trồng, vật nuôi khác, nhất là cây lúa.

Vùng Bảy Núi - An Giang có hơn 9.600 ha rừng. Vào mùa khô này, những cánh rừng dọc theo tỉnh lộ 948 từ huyện Tịnh Biên sang huyện Tri Tôn đều đã nhuốm màu vàng úa. Theo cảnh báo của ngành kiểm lâm An Giang, hiện các cánh rừng trên khắp vùng Bảy Núi đều nằm trong cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ cháy cao. Trong đó, khu vực rừng Tà Lọt ven núi Cấm (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) là “điểm nóng” khô hạn. Hầu hết cây rừng ở đây đều rụng hết lá, tạo nên một thảm lá khô dưới chân rừng. Những người dân quanh khu vực này cho biết, thảm lá khô này là “mồi lửa” hết sức nguy hiểm, chỉ cần một tàn thuốc đánh rơi cũng có thể gây nên hỏa hoạn lớn.

Ông Lương Văn Liếng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang, cho biết ngành kiểm lâm An Giang đã bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện túc trực phòng chống cháy rừng, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chống chọi với… giặc lửa!

Tại Sóc Trăng, ông Bành Văn Hà, một nông dân ở ấp 2, xã Song Phụng, huyện Long Phú, nói với chúng tôi: “Năm nay nước mặn xâm nhập sớm hơn mọi năm, nên 5 công lúa của tôi bị lãnh đủ. Lúa trổ không đều, bị lép gần một nửa, chỉ có nước quăng cho gà vịt ăn”. Tiếng là nằm dọc theo tuyến nam sông Hậu, nhưng nhà nông trên các cánh đồng của huyện này phải trông chờ nước ngọt đến mỏi mòn. Những mảnh ruộng khô nứt nẻ, những trà lúa trổ bông đang sắp héo khô vì thiếu nước ngọt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Ở ấp Nước Mặn 2, xã Long Phú, chúng tôi bắt gặp lão nông Kim Hên đang ngồi giữa cánh đồng nhìn đám lúa chỗ vàng, chỗ xanh. Năm nay ông trồng 25 công lúa, nhưng chỉ thu hoạch được 18 công, do nước dưới con kênh dẫn vào ruộng bị nhiễm mặn.

Cánh đồng ở ấp Nước Mặn 3 bị khô nặng hơn, đất dưới chân lúa đã bắt đầu nứt nẻ. Lão nông Nguyễn Văn Hải thở dài: “Mấy hôm trước trời chuyển mưa, ai cũng mừng hy vọng mưa lớn cứu lúa. Ai dè mưa rớt vài hột rồi ngưng luôn”. Theo ông Hải, lúa xuân hè sớm ở ấp này bị tổn thất nặng nhất ở xã Long Phú. “Nhìn đám lúa xanh tốt vậy, nhưng do thiếu nước nên bông trổ héo quắt, xem như bỏ quá một nửa. Tôi đoán, vụ này bị thất hơn 60% vì không ngờ xâm mặn xảy ra nhanh quá, người dân trở tay không kịp””, ông Hải chỉ đám lúa đang trổ bông, nói.

Trích dẫn :
Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, tính đến giữa tháng 3.2011, riêng huyện Long Phú đã có hơn 55 ha lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, năng suất ước giảm từ 30 - 60%. Với tình trạng thời tiết nắng nóng như hiện nay, chắc chắn diện tích lúa bị ảnh hưởng mặn sẽ tăng nhanh từng ngày.
Năm nay nước mặn xâm nhập sớm hơn mọi năm, nên 5 công lúa của tôi bị lãnh đủ. Lúa trổ không đều, bị lép gần một nửa, chỉ có nước quăng cho gà vịt ăn - ông Bành Văn Hà, một nông dân ở ấp 2, xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng)
Tại huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), nông dân trồng hành tím đang đối mặt với nỗi lo mất mùa vì thiếu nước tưới. Không đủ nước, người dân phải khoan giếng sâu hơn và thức sớm hơn để tranh thủ lấy nước. Tình hình này đã diễn ra nhiều năm gần đây nhưng năm nay là căng thẳng nhất. Sở TN-MT tỉnh cho biết, mỗi năm mực nước ngầm của Vĩnh Châu giảm 30 - 40 cm. Do vậy việc bơm nước ngầm tưới cho hành ngày càng khó khăn hơn.
Chí Nhân

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
 

Miền Tây cạn nước.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 3:54 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất