Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thachquang.com

thachquang.com

Thành viên V.I.P

Huy chương : Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 Th_310
Tổng số bài gửi : 169
Điểm : 389
Được cảm ơn : 97
Ngày tham gia : 08/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Công ty Cấp thoát nước đô thị

Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 Empty
Bài gửi Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 EmptyKết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010   Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 11:00 am Bài viết số 1

Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010

Các cán bộ đang đo mực tại các công trình quan trắc ở Hải Dương Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước (thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN - Bộ TN&MT) mới đây cho thấy, ở đồng bằng Bắc Bộ, mực nước tầng (qh) năm 2010 giảm bình quân 0,44m và tầng qp giảm bình quân 0,58m so với trung bình mực nước năm 2009 .Tại Nam Bộ, mực nước trung bình năm 2010 so mực nước cùng kỳ năm 2009 của các tầng chứa nước đều có xu hướng hạ thấp. Cần có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững, chống xâm nhập mặn theo chiều ngang cũng nhưng theo chiều thẳng đứng... A. Đồng bằng Bắc Bộ 1. Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) hai tầng chứa nước Holocen (qh) và Pleistocen (qp) được thống kê trong bảng 1. Mực nước trung bình năm 2010 của tầng qh và tầng qp đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình mực nước tầng (qh) năm 2010 giảm bình quân 0,44m và tầng qp giảm bình quân 0,58m so với trung bình mực nước năm 2009 . Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất có xu thế hạ thấp. Ở một số nơi, mực nước đã hạ thấp gần đến mực nước hạ thấp cho phép như Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội. Công tác khai thác nước cần được quản lý thích hợp với từng khu vực. - Vùng Hà Nội: Mực nước sâu nhất cách mặt đất năm 2010 tầng chứa nước qp là tại công trình quan trắc Q.64a (Trung Tự, Đống Đa) là 25,73m vào tháng 6. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2011 là 25,86m. - Vùng Hải Hậu - Nam Định: Mực nước sâu nhất cách mặt đất năm 2010 tầng chứa nước qp tại công trình quan trắc Q.109a là 10,30m vào tháng 7. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2011 là 10,38m. Tuy mực nước cho phép có chiều sâu lớn, song đây là vùng có điều kiện thủy hóa phức tạp, cần có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững, chống xâm nhập mặn theo chiều ngang cũng nhưng theo chiều thẳng đứng. - Vùng Kiến An-Hải Phòng: Mực nước sâu nhất cách mặt đất năm 2010 tại công trình quan trắc Q.167a là 9,7m vào tháng 7. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2011 là 9,96m. Tuy mực nước cho phép còn ở mức an toàn, song đây là vùng có điều kiện thủy hóa phức tạp, cần có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững, chống xâm nhập mặn theo chiều ngang cũng nhưng theo chiều thẳng đứng. 2. Thành phần hóa học nước dưới đất: Độ tổng khoáng hóa nước dưới đất (TDS) tầng qp trung bình mùa khô năm 2010 là 691,4mg/l và mùa mưa là 691,7mg/l. Các mẫu có hàm lượng TDS nằm dưới tiêu chuẩn cho phép chủ yếu ở Hà Nội ( trừ khu vực Phú Xuyên), Hà Nam (dải ven sông Châu Giang); Hải Dương (trừ các huyện Thanh Hà, Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách,..); Hưng Yên; Thái Bình (Phía Bắc Sông Luộc ); Nam Định ( Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Trực Ninh); Ninh Bình ( TP. Ninh Bình, Kim Sơn) và Hải Phòng ( một phần các huyện Kiến An, Đồ Sơn, An Dương). Các nguyên tố Mn, As, amoni đều có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép - TCCP (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT). Trong đó, hàm lượng cao nhất của nguyên tố Mn là: 2,35mg/l (mùa khô) và 3,89mg/l (mùa mưa) (tại Q.129b - P. Lam Sơn- TP. Hưng Yên); nguyên tố As là 0,27mg/l (mùa khô) và 0,125mg/l (mùa mưa) (tại Q.58a-Hoài Đức- Hà Nội); nguyên tố NH4+ (tính theo Nitơ) là 30,96mg/l (mùa khô) và 30,00mg/l (mùa mưa) (tại Q.69a - Hà Đông- Hà Nội). Các mẫu phân tích cho thấy các mẫu có chỉ tiêu As cao hơn TCCP từ 10 (mùa mưa) đến 19%, Mn là 53,8% (mùa khô) đến 58,6% (mùa mưa) và amoni là 56,2% (mùa mưa) đến 66,7% (mùa khô). Hàm lượng amoni trung bình mùa khô và mùa mưa đều cao hơn TCCP: 8,7mg/l (mùa khô) và 4,33mg/l (mùa mưa) . Các mẫu có hàm lượng amoni cao tập trung ở Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng- Hà Nội, Hải Hậu- Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Phủ Lý- Hà Nam. B. Đồng bằng Nam Bộ 1. Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối). Mực nước trung bình năm 2010 so mực nước cùng kỳ năm 2009 của các tầng chứa nước đều có xu hướng hạ thấp. Giá trị hạ thấp so với giá trị trung bình nhiều năm đạt đến 3,14m ( tầng Pliocen hạ, Pliocen trung). Cần có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững, chống xâm nhập mặn theo chiều ngang cũng nhưng theo chiều thẳng đứng. Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất có xu hướng giảm dần, - Độ sâu mực nước lớn nhất năm 2010 cách mặt đất của tầng chứa nước qp1 ở Bình Chánh - TP.Hồ Chí Minh tại công trình quan trắc Q015030 (hình 4) là 29,95m (ngày 22/7/2010) thấp hơn giá trị này cùng thời kỳ năm 2009 là 1,93m. 2. Thành phần hóa học nước dưới đất: Kết quả đánh giá chất lượng nước các mẫu phân tích theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy một số thành phần trong nước vượt giới hạn; thường là độ khoáng hóa (TDS), NH4+ (tính theo Nitơ) và các thành phần vi lượng thường là Mn, As, Hg. Cụ thể các trường hợp vượt điển hình ở các đối tượng nghiên cứu, như sau: - Chỉ số TDS thể hiện nước dưới đất nhạt (dưới 1500mg/l): Ở các tàng chứa nước chính, số công trình quan trắc đạt tiêu chuẩn chiếm từ 52 đến 66% trên tổng số công trình lấy mẫu. + Tầng qp3: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Dầu Tiếng, Trảng Bàng, TX. Tây Ninh, Châu Thành - Tây Ninh; Tân Thạnh - Long An; Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh, Tân Châu- An Giang và Trà Cú- Trà Vinh. + Tầng qp2-3: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, - TP.Hồ Chí Minh, huyện Bến Cát - Bình Dương; Tân Biên, Hòa Thành - Tây Ninh, Chợ Mới- An Giang; Kiên Lương, Châu Thành - Kiên Giang; Long Mỹ- Hậu Giang; TP. Sóc Trăng - Sóc Trăng; Trà Cú - Trà Vinh; Măng Thít - Vĩnh Long; Bạc Liêu - Bạc Liêu. + Tầng qp1: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Quận 12, Bình Chánh, Củ Chi, - TP.Hồ Chí Minh, huyện Bến Cát - Bình Dương; Tân Biên, Hòa Thành và Gò Dầu - Tây Ninh, Long Thành, Nhơn Trạch - Đồng Nai; Tân Trụ - Long An; Châu Thành - Kiên Giang; Long Mỹ- Hậu Giang; TP.Cà Mau - Cà Mau. + Tầng n22: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Củ Chi, Hóc Môn Bình Chánh - TP.Hồ Chí Minh, Chơn Thành - Bình Phước; Phú Thành, Bến Cát - Bình Dương; Thị xã Tây Ninh - Tây Ninh, Long Thành - Đồng Nai; Thạnh Hóa - Long An; Lai Vung- Đồng Tháp; Duyên Hải - Trà Vinh; TP.Cà Mau - Cà Mau. + Tầng n21: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Củ Chi, Trảng Bàng - TP.Hồ Chí Minh; Tân Biên, Châu Thành - Tây Ninh; Tân Trụ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng - Long An; Tanh Bình- Đòng Tháp; Duyên Hải - Trà Vinh; TX. Bạc Liêu- Bạc Liêu; TP.Cà Mau - Cà Mau. - Các chỉ số khác: + Tầng qp3: Chỉ tiêu NH4+ có 4/8 mẫu vượt giới hạn, giá trị lớn nhất tại công trình Q409020M1 là 1,72mg/l (Phường 6, TX.Sóc Trăng, Sóc Trăng); Mn có 3/7 mẫu vượt giới hạn, giá trị lớn nhất tại công trình Q031020 là 1,95mg/l (An Phong, Thanh Bình, Đồng Tháp); + Tầng qp2-3: Chỉ tiêu NH4+ có 2/3 mẫu vượt giới hạn, giá trị lớn 2/9 mẫu vượt giới hạn, giá trị lớn nhất tại công trình Q177020 là 3,58mg/l (Phường 9, TP.Cà Mau, Cà Mau); + Tầng qp1: Chỉ tiêu Mn và Ni vượt giới hạn lớn nhất tại công trình Q015030 là 2,78mg/l và 0,079mgl/ (An Lạc, Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh); + Tầng n22: Chỉ tiêu Mn và Hg vượt giới hạn lớn nhất tại công trình Q22104Z là 0,72mg/l (Phường 1, Tây Ninh, Tây Ninh); chỉ tiêu Ni vượt giới hạn lớn nhất tại công trình Q22404Z là 0,029mg/l (Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương); + Tầng n21: hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. C. Vùng Tây Nguyên 1. Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) Nhìn chung mực nước dưới đất vùng Tây Nguyên có xu thế cao hơn vào 3 tháng đầu năm và thấp hơn vào những 7 tháng cuối năm so với cùng kỳ năm 2009, thay đổi không lớn so với trung bình nhiều năm (0,3m) và cùng kỳ năm 2009 (0,2m). Tuy nhiên ở một số nơi có hiện tượng mực nước bị hạ thấp như công trình LK134T, tầng chứa nước Pliocen (n) tại Ngọc Bay thị xã Kon Tum, mực nước liên tục hạ thấp từ nhiều năm nay và thấp nhất là - 10.89m vào tháng 12 năm 2010. 2. Thành phần hoá học nước dưới đất: Độ tổng khoáng hóa trung bình của nước dưới đất năm 2010 là 151mg/l (mùa khô) và 143mg/l(mùa mưa) không chênh lệch nhiều so với năm 2009. Kết quả phân tích thành phần hoá học cho thấy, các nguyên tố vi lượng trong nước dưới đất hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 09:2008/BTNMT) trừ Mn và NH4. Hàm lượng Mn cao nhất là 0,696mg/l (mùa khô) tại công trình LK136Tm1 (Diên Bình - Đắc Tô - Kon Tum) và 0,764mg/l (mùa mưa) tại công trình LK168T (P.Hoa Lư-TP.Pleiku- Gia Lai). Hàm lượng NH4 chỉ có một công trình duy nhất cao hơn chỉ tiêu cho phép nhưng không đáng kể (0,11mg/l ) là công trình LK160T (Biển Hồ - TP.Pleiku- Gia Lai).
Theo Nguyễn Thị Hạ - GĐ Trung tâm Quan trắc và dự báo
Về Đầu Trang Go down
thachquang.com

thachquang.com

Thành viên V.I.P

Huy chương : Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 Th_310
Tổng số bài gửi : 169
Điểm : 389
Được cảm ơn : 97
Ngày tham gia : 08/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Công ty Cấp thoát nước đô thị

Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 Empty
Bài gửi Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 EmptyRe: Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010   Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010 I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 11:06 am Bài viết số 2

Nên đọc để có cái nhìn bao quát.
Híc, tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng khu vực thấu kính nước ngọt vùng Hải Hậu - Nghĩa Hưng.
Cần 1 dự án về cấp nước tập trung tại một số huyện phía Nam Nam Định.
Nhưng thiết nghĩ nên tiến hành nhiều bước:
- Tuyên truyền về tình hình sử dụng UNICEF đang làm nhiễm bẩn, cạn kiệt nước dưới đất
- Những ưu điểm nổi bật của cấp nước tập trung
- Tiến hành trám lấp các lỗ khoan UNICEF, xây dựng khu cấp nước tập trung và lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước.

...
Có vẻ như nan giải với vùng có truyền thống sử dụng nước mưa, quá nhiều giếng UNICEF.
Là người con của quê hương, tôi ủng hộ việc xây dựng nhà máy nước tại khu vực này. Vì một sự phát triển bền vững./
Về Đầu Trang Go down
 

Kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 7:52 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất