Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường Empty
Bài gửi Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường EmptyPhản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường   Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường I_icon_minitimeSun Jul 10, 2011 1:08 pm Bài viết số 1

Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường
(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước)

Liên quan đến loạt bài về “Sông Đồng Nai ô nhiễm” đăng ngày 5 và 6-7 trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, nhiều chuyên gia môi trường đã tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình. Theo đó, các ý kiến cho rằng, để cải thiện chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai sẽ phải có hàng trăm doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Nhiều khu công nghiệp sẽ bị buộc ngưng hoạt động. Bản thân các địa phương phải chi khoảng ngân sách khổng lồ để thực hiện các dự án cải thiện chất lượng môi trường… Vậy liệu bao nhiêu địa phương có thể làm được điều này?
Phải hy sinh lợi ích

TPHCM là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đi kèm với thành tích này, thành phố cũng phải chịu không ít tổn hại về kinh tế.

Theo bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc Thường trực Sở Công thương, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cho biết, để cải thiện ô nhiễm nguồn nước của kênh rạch nội thành, có hơn 1.200 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi khu dân cư. Không ít DN trong số này đã ngưng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề khác. Không chỉ vậy, 15 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) phải đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải. Những DN cố tình vi phạm môi trường sẽ bị buộc tạm ngưng hoạt động…

Tuy nhiên, số địa phương thực hiện đồng bộ và cương quyết nhiều giải pháp nhằm triệt tiêu nguồn thải như TPHCM không nhiều. Tại các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Đồng Nai, nhiều DN và KCN gây ô nhiễm bị phát hiện, thậm chí bị Bộ TN-MT “chỉ mặt đặt tên” từ năm 2008 nhưng đến nay, họ chỉ bị xử lý ở hình thức phạt tiền. Do vậy, nguồn thải gây ô nhiễm vẫn vô tư xả ra rạch.

Cần người cầm trịch

Ông Nguyễn Minh Giám, Phó giám đốc Đài khí tượng - thủy văn Nam bộ cho biết, bất cập lớn nhất trong việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai chính là bất đồng trong quản lý do mâu thuẫn lợi ích kinh tế vùng miền. Điều này có thể thấy rõ qua việc hoạt động chưa hiệu quả của Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai.

Trên thực tế, ủy ban này được thành lập hơn 3 năm, do chủ tịch UBND các tỉnh thành luân phiên làm chủ tịch. Bản thân chủ tịch luân phiên chưa phát huy vai trò điều phối dự án liên quan đến 11 tỉnh thành mà chỉ bó hẹp trong dự án tại địa phương do mình lãnh đạo. Với những dự án cần thực hiện tại các tỉnh khác chủ yếu chỉ góp ý kiến hoặc đề đạt. Còn thực hiện hay không lại phụ thuộc vào lãnh đạo của địa phương đó.

GS Đặng Trung Thuận, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, nhấn mạnh, sông là thể thống nhất. Tài nguyên nước và tài nguyên khác trên lưu vực sông cần quản lý thống nhất, nhưng hiện lại bị phân đoạn quản lý cho 11 tỉnh thành. Đây cũng là nguyên nhân khiến chất lượng nước sông cứ mãi gia tăng ô nhiễm, còn việc bảo vệ vẫn cứ loay hoay.

Để chấm dứt tình trạng này, rất cần có một người có đủ thẩm quyền, có khả năng cầm trịch, đề ra dự án tổng thể và buộc 11 tỉnh thành phải cùng tham gia. Người lãnh đạo này sẽ phải cân đối được bài toán lợi ích kinh tế giữa các vùng miền. Và đó không ai khác chính là Chính phủ. Có như vậy mới cứu được sông Đồng Nai không bị chết dần chết mòn vì ô nhiễm chất thải.

Quy hoạch lưu vực sông

PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, cho biết, bảo vệ sông Đồng Nai là cần thiết nhưng khai thác, sử dụng và quản lý bền vững dòng sông này còn cần thiết hơn. Muốn như vậy phải quy hoạch bảo vệ lưu vực sông và thực hiện một số giải pháp công trình và phi công trình.

Cụ thể, với giải pháp công trình cần phát triển diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; xây dựng các công trình thoát nước mưa, cải tạo kênh rạch, thu gom và xử lý nước thải; triệt để di dời cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; thu gom và xử lý đạt quy định các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại…

Còn với giải pháp phi công trình cần thực hiện ngay dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình thủy lợi, đập chứa thượng nguồn sông đến các tỉnh hạ du; xây dựng quy trình vận hành hệ thống bậc thang thủy điện và thủy lợi; xây dựng quota xả thải và xem xét khả năng mua, bán quota này.

Từ đó giải quyết phân chia quyền lợi giữa các tỉnh trên lưu vực; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư với cơ chế khuyến khích hợp lý và đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới hình thức hợp tác đa phương, song phương để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ và vốn tài trợ các nước trên thế giới để đẩy nhanh hoạt động cải thiện môi trường…

Có thể nói, nếu cải thiện được cả 3 vấn đề: Quan điểm phát triển kinh tế từng tỉnh thành, sự thống nhất trong quản lý lưu vực sông và quy hoạch tổng thể lại vấn đề bảo vệ sông thì mới mong cải thiện được chất lượng môi trường sông Đồng Nai trong tương lai gần.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
 

Phản hồi bài “Sông Đồng Nai ô nhiễm”: Cân đối lợi ích kinh tế và môi trường

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 3:52 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất