Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông? Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông? Empty
Bài gửi Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông? EmptyMô hình nào cho quản lý lưu vực sông?   Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông? I_icon_minitimeSat Jun 25, 2011 9:51 am Bài viết số 1

Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông

Quản lý như thế nào để phát huy những giá trị của lưu vực sông (LVS) là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng khi sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước trong thời gian tới.

Môi trường và phát triển trên LVS

Việt Nam có 16 lưu vực sông, tổng diện tích lưu vực sông hơn 10.000km2, với 13 lưu vực sông lớn là sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Long (sông chính), sông Đà, Lô, Sê San và Srêpok (sông nhánh lớn). Trong đó, 10/13 là lưu vực sông liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Cămphuchia với (70% diện tích lưu vực ở ngoài biên giới Việt Nam); 12/13 là sông liên tỉnh, có lưu vực bao phủ trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, ngoại trừ sông Mã.

Các LVS này, đang đứng trước hàng loạt vấn đề về ô nhiễm môi trường như nguồn nước suy giảm và ô nhiễm do khai khoáng, khu công nghiệp, sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp, thuỷ sản. Điều đáng nói, cùng với đó, các LVS này đang bị ô nhiễm bởi sự suy thoái của các hệ sinh thái khác như rừng, đa dạng sinh học; biến dạng dòng chảy tự nhiên do xây dựng cơ sở hạ tầng; biến đổi khí hậu và thiên tai.

Theo Gs, Ts Ngô Đinh Tuấn, Trường ĐH Thuỷ lợi thì có nhiều nguyên nhân gây ra suy thoái sông ngòi như chất thải các nhà máy, các làng nghề, các bệnh viện… trực tiếp xả nước ra sông chưa qua xử lý; suy thoái do bịt cửa vào để khai thác nông nghiệp và phân lũ khi cần thiết; suy thoái do chia sẻ nguồn nước, điển hình sông Thái Bình sau khi đào sông Gùa, sông Mới đổ nước sang sông Văn Úc, đoạn hạ lưu sông Thái Bình trở nên ngày càng bị bồi lấp, mùa cạn có thể lội qua được; suy thoái do khai thác thủy lợi bằng đập dâng… Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc quản lý các LVS chính là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề môi trường của các LVS trở thành mối bận tâm của toàn xã hội

Mô hình Ban quản lý hay Ủy ban?

Hiện nay tồn tại 2 hình thức và nội dung tổ chức LVS, đó là Ban quản lý quy hoạch LVS và Hội đồng quản lý LVS. Đối với mô hình Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, thực hiện nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông theo Điều 64 Luật Tài nguyên nước, tức là được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Nếu theo hình thức này, hiện có Ban Quản lý Quy hoạch LVS Hồng - Thái Bình; Ban Quản lý Quy hoạch LVS Đồng Nai; Ban Quản lý Quy hoạch LVS Cửu Long; Ban Quản lý Quy hoạch LVS Vu Gia - Thu Bồn. Theo hình thức này Ban Quản lý Quy hoạch lưu vực của 4 sông có thành phần giống nhau, chủ yếu là lãnh đạo Bộ và các Cục, Vụ có liên quan. Ở địa phương có lãnh đạo Sở NN và PTNT. Tuy nhiên, hình thức quản lý này không có lãnh đạo tỉnh, thành phố, các đại diện cộng đồng tham gia như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… Riêng lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có đưa thêm các Phó chủ tịch tỉnh, thành phố vào Ban Quản lý.

Theo hình thức Hội đồng quản lý lưu vực sông, hiện Việt Nam có 2 hội đồng lưu vực sông: Hội đồng LVS Srepok theo quyết định quyết định của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Thành phần Hội đồng có thay đổi, tức là có sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Cụ thể, Hội đồng QLLVS Cả (sông Lam) thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra, còn có các tổ chức quản lý môi trường LVS do các địa phương trong lưu vực bức xúc trước hiện trạng môi trường bị ô nhiễm đã chủ động phối hợp thành lập do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu do UBND các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương phối hợp thực hiện; đề án tổng thể Bảo vệ và Phát triển bền vững môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy do UBND Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình; đề án Bảo vệ Môi trường lưu vực Hệ thống sông Đồng Nai do UBND 12 tỉnh, thành phố phối hợp, bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An.

Như vậy có thể thấy cùng trên một LVS (một đối tượng quản lý) song lại có nhiều cơ quan quản lý, với tên gọi khác nhau, nhưng chất lượng các dòng sông thì nóng lên từng ngày. Chính vì thế, điểm nổi bật nhất của mô hình quản lý LVS hiện nay hết sức chồng chéo. Cụ thể, theo quy định tại Luật Tài nguyên nước thì Bộ NN và PTNT thành lập Uỷ ban quản lý quy hoạch lưu vực sông. Đến năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý tài nguyên nước và đã thành lập Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông và đến Nghị định 120/2008/NĐ-CP về Quản lý lưu vực sông lại thành lập Uỷ ban lưu vực sông.

Điều đáng nói, đến nay các mô hình này đều được đánh giá là không hiệu quả, chưa khai thác được tiềm năng của các lưu vực sông, đồng thời chưa bảo vệ được môi trường các lưu vưc sông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì nhiều nhưng có thể thấy là khung tổ chức về quản lý tài nguyên nước chưa tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương; thực tế chưa có văn bản quy hoạch lưu vực sông hay quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chẳng hạn, với 4 lưu vực sông được tổ chức theo mô hình Ban quản lý Quy hoạch LVS tồn tại nhưng tổ chức của nó thiếu sát với địa phương, xa dân, xa điều kiện thực tế lưu vực; đặc biệt với cả hai hình thức chưa có cơ chế thu hút người dân trong lưu vực chủ động tham gia công tác quản lý LVS.

Trước thực tế này, cần phải thống nhất tên gọi mô hình tổ chức Ủy ban hay Hội đồng; mối quan hệ giữa Ủy ban hay Hội đồng này với các tổ chức quản lý lưu vực sông sẽ phải quy định như thế nào để tránh sự chồng chéo, cha chung không ai khóc; đặc biệt là mối quan hệ giữa quản lý môi trường LVS với quản lý tài nguyên nước (gồm số lượng và chất lượng) ở LVS.

Tất cả những vấn đề này cần được cân nhắc kỹ trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước. Thiết nghĩ, việc tổ chức theo mô hình nào thì cần phải thể hiện được chức năng giám sát, điều phối hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị các giải pháp về bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông; đặc biệt là cơ chế thu hút người dân tham gia vào quá trình khai thác, bảo vệ các LVS.

(Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
 

Mô hình nào cho quản lý lưu vực sông?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: BẢN TIN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐCCT :: Tin tức hàng ngày-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 7:13 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất