Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phanquangthuc

phanquangthuc

Điều hành diễn đàn

Tổng số bài gửi : 731
Điểm : 1544
Được cảm ơn : 517
Ngày tham gia : 06/11/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : TT Kỹ thuật và Công nghệ tài nguyên nước

TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  Empty
Bài gửi TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  EmptyTTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai    TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  I_icon_minitimeMon Jun 20, 2011 3:39 pm Bài viết số 1

TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  Gieng%20da
Thành công của nghiên cứu sử dụng đá ong nguyên khai xử lý Flo trong nước ngầm đã mở ra một hướng đi mới trong xử lý nước ô nhiễm bằng vật liệu khoáng thiên nhiên rẻ tiền, phù hợp với các vùng nông thôn ở Việt Nam.

Flo là nguyên tố rất cần thiết cho cơ thể sống, song khi dư thừa hoặc thiếu hụt Flo đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Biểu hiện rõ rệt nhất là các bệnh Fluorosis về xương và răng. Đặc biệt, khi nồng độ Flo trong nước uống sinh hoạt quá cao sẽ dễ làm răng phát triển bất bình thường, gây thoái hóa men răng. Ở Việt Nam, có một số vùng phân bố nước ngầm bị nhiễm Flo, cụ thể là ở tỉnh Khánh Hoà và một số tỉnh miền Trung.

Vấn đề ở đây là cần xử lý loại bỏ Flo ở mức độ chấp nhận được đồng thời giải pháp phải vừa đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với các vùng nông thôn. Đây chính là đề tài khoa học cấp sinh viên: “Nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý F- trong nước ngầm bằng đá ong” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Thủy lớp Công nghệ Môi trường K47.

Khả năng hấp phụ của đá ong nguyên khai

Trên thế giới hiện nay thường sử dụng 4 phương pháp để loại bỏ Flo trong nước là: kết tủa; trao đổi ion, điện hóa và phương pháp hấp phụ.

Với phương pháp hấp phụ, người ta hiện hay dùng tác nhân hấp phụ là Hiđrôxít Magiê (Mg(OH)2), Cacbonat Magiê, ôxít nhôm hoặc sử dụng than hoạt tính và một số khoáng chất khác. Tuy nhiên, theo GS. TS Đặng Kim Chi, Viện trưởng Viện KH&CN Môi trường nếu dùng một số ôxít kim loại để hấp phụ F- thường không kinh tế vì chất này khá đắt và đôi khi để lại dư lượng hóa chất trong nước ăn. Do đó các phương pháp trên không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Đá ong là khoáng chất có cấu trúc rỗng gồm nhiều tổ (lỗ) có kích cỡ từ 1-2 đến 3-4cm. Các vách thành của khung là một khối cả khoáng sét lẫn khoáng sơ cấp không biến hoá của đá mẹ tại chỗ bị oxít sắt kết dính lại, có màu đỏ. Phần ruột thường là sản phẩm sét và sắt hyđrôxít. Với cấu trúc và thành phần khoáng như vậy nên đá ong rất dễ tạo thành những tâm hấp phụ các hạt mang điện tích, tạo nên phản ứng hấp phụ.

Trước đây đã có một số nghiên cứu khả năng hấp phụ của đá ong với một số kim loại nặng cho kết quả rất tốt. Song khả năng hấp phụ của đá ong với Flo, một nguyên tố á kim trong nước ngầm mang điện tích âm do đó cần phải tìm hiểu cơ chế hấp phụ của đá ong với nguyên tố này.

Để xác định được khả năng hấp phụ F- trong nước bằng đá ong nguyên khai, Thủy đã tiến hành nhiều lần 2 thí nghiệm kèm phân tích kết quả gồm: thí nghiệm lắc (xác định khả năng hấp phụ tĩnh của đá ong) và thí nghiệm qua cột (hấp phụ động) với đá ong nguyên khai vùng Yên Bình-Thạch Thất-Hà Nội. Sau hơn 3 tháng liên tục nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia và người hướng dẫn, Thủy đã xác định được đá ong nguyên khai có khả năng xử lý nước ô nhiễm F- với hiệu suất rất cao, lên tới trên 90%. Hơn nữa, khoảng pH thường có của nước ngầm là 6 - 8, 5 lại nằm trong giới hạn xử lý của đá ong. Do đó, đá ong Việt Nam phù hợp với việc loại bỏ F- ra khỏi nước ngầm. Ngoài các yếu tố về kích thước hạt, khả năng hấp phụ F- theo đơn vị khối lượng đá ong, Thủy cũng xác định được vận tốc chảy qua cột tối ưu là 250ml/phút.

Thiết bị khử flo trong nước ngầm

Dựa trên các kết quả thí nghiệm quan trọng, Thủy đã thiết kế được một thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình rất đơn giản.

Thành phần quan trọng nhất của thiết bị là một ống lọc bằng nhựa PE chứa đá ong và có thể bổ sung một lớp cát vàng được nối với hệ thống chứa nước giếng khoan chưa xử lý. Nước cần xử lý F- đi từ trên xuống chảy với vận tốc là 0,25l/phút, sau khoảng 2 giờ sẽ thu được 20 lít nước. Lượng nước này nếu dùng với mục đích ăn uống sẽ đủ dùng cho một gia đình 4-5 người. Nước sau xử lý có hàm lượng F- trong nước < 1,5mg/l, đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Đồng thời, các hàm lượng kim loại trong nước như Fe, Mn, Al, Asen... sau xử lý đều giảm đáng kể. Mặt khác, các vật liệu chế tạo có giá rất rẻ, có thể tận dụng các đồ trong gia đình như xô nhựa, ống nhựa. Khi bộ lọc hết tác dụng thì người dùng chỉ cần thay lớp đá ong rất sẵn có tại địa phương.

Đề tài này đã giành giải nhất trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2007. Tuy nhiên, GS. Chi cho biết, đây mới chỉ là nghiên cứu thăm dò và cần có một số nghiên cứu thêm về những ảnh hưởng từ các yếu tố khác như sự có mặt của các ion kim loại và các anion có mặt trong nước ngầm, yếu tố nhiệt độ tới quá trình hấp phụ Flo của đá ong nguyên khai. Kết quả trên có thể mở ra các hướng nghiên cứu mới về khả năng hấp phụ của đá ong đối với các kim loại trong nước ngầm.

Nguồn: INFOTERRA VN
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com/u152
phanvantoan

phanvantoan

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 37
Điểm : 48
Được cảm ơn : 3
Ngày tham gia : 05/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : 06dc

TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  Empty
Bài gửi TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  EmptyRe: TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai    TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai  I_icon_minitimeWed Aug 17, 2011 10:33 am Bài viết số 2

THANKS!
Về Đầu Trang Go down
 

TTV-Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Xử lý nước cấp - nước thải-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 4:09 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất