Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Ô nhiễm nước sông Đồng Nai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Empty
Bài gửi Ô nhiễm nước sông Đồng Nai EmptyÔ nhiễm nước sông Đồng Nai   Ô nhiễm nước sông Đồng Nai I_icon_minitimeThu May 19, 2011 9:21 am Bài viết số 1

Trích dẫn :
Ô nhiễm trên sông Đồng Nai: Do cả hai?
Đại diện 11 tỉnh, thành trong lưu vực sông Đồng Nai có cuộc họp cuối tuần qua (13/12/2010) để đánh giá diễn biến môi trường, tình hình triển khai đề án sông Đồng Nai. Tình trạng ô nhiễm của con sông này là mối nguy hiểm tấn công con người hằng ngày.

Trên lưu vực sông Đồng Nai có 103 khu công nghiệp, hàng chục cụm công nghiệp và khoảng 20 triệu người dân. Các nhà máy, nhà dân thải hàng triệu mét khối nước ra sông, phần lớn là nước chưa qua xử lý.

Trong hàng ngàn nhà máy, cơ sở sản xuất đang ngày đêm đổ nước thải và nhiều chất độc hại khác ra môi trường, xin được hỏi có được bao nhiêu đơn vị tự giác thực hiện xử lý nguồn nước thải đúng quy định? Có bao nhiêu bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản có hệ thống xử lý nước thải?

Nước thải sinh hoạt của người dân trong khu vực tính ra khoảng 2,7 triệu mét khối/ngày đêm cũng chảy ra sông. Chưa kể mỗi ngày có hàng chục loại xe lén lút đổ nhiều loại chất thải khác nhau, kể cả phân hầm cầu, sông gánh hết.

Con người cư xử với sông như vậy nhưng không mấy ai nghĩ rằng mình đang uống nước từ dòng sông ấy. Thông tin từ cuộc họp trên cho biết, chỉ số N-NH4, COD trong nguồn nước sông Đồng Nai đều vượt mức cho phép. Điều này nói lên rằng, con người đang tự đầu độc chính mình.

Bệnh nan y ngày càng phổ biến, trong đó có sự đóng góp của các loại chất độc có trong nguồn nước sông Đồng Nai!

Con người bệnh tật vì nguồn nước ô nhiễm, còn vật nuôi cây trồng thì chết ngay lập tức. Những khu vực có nước thải đổ ra trực tiếp, tôm cá không sống nổi. Nguồn nước ô nhiễm của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn còn tấn công sang Long An, các hộ nông dân nuôi tôm dọc lưu vực sông là nạn nhân của ô nhiễm, thiệt hại được tính cụ thể bằng tiền, sau đó là sức khỏe, một thứ thiệt hại khó định lượng được.

Các doanh nghiệp đổ chất thải chưa qua xử lý ra sông là vì mục đích lợi nhuận, dù cho họ cũng biết rằng nguồn nước sông chứa các loại chất độc thì chính họ, con cái họ sẽ là nạn nhân.

Tuy nhiên, doanh nghiệp, người dân vì mục đích lợi nhuận, vì sự thiếu hiểu biết mà thờ ơ trước sự ô nhiễm của con sông là một chuyện, nhưng chính quyền thì dứt khoát không thể có thái độ như vậy. Nhưng bao năm qua, các con sông vẫn bị đầu độc, tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn. Thực tế đó là do sự thờ ơ hay do trình độ quản lý, hay là do cả hai?

Lê Thanh Phong
Báo Lao động

Lưu vực sông Đồng Nai là một trong 3 lưu vực lớn nhất của nước ta. Với trung tâm kinh tế văn hóa xã hội phía Nam như Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, ĐỒng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Đã đến lúc phải giải quyết triệt để, đồng bộ tình trạng ô nhiễm của lưu vực sông này.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Empty
Bài gửi Ô nhiễm nước sông Đồng Nai EmptyRe: Ô nhiễm nước sông Đồng Nai   Ô nhiễm nước sông Đồng Nai I_icon_minitimeThu May 19, 2011 9:27 am Bài viết số 2

Trích dẫn :
Ô nhiễm sông Đồng Nai: Nước đang mất dần tính an toàn

Trao đổi với TS xung quanh vấn đề ô nhiễm sông Đồng Nai - con sông cung cấp nguồn nước cho nhiều nhà máy nước của một số địa phương, đặc biệt là TP.HCM, GS.TS Lâm Minh Triết - nguyên viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM - nói:

- Một quốc gia sẽ lâm vào tình trạng căng thẳng về nước nếu nguồn cung cấp nước thường xuyên bình quân trên đầu người dưới 1.700 m3/năm. Ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, lượng nước bình quân trên đầu người tính trên toàn vùng lãnh thổ hiện nay khoảng 2.400m3/người/năm.

Tuy nhiên, so với khả năng cung cấp tại chỗ, lượng nước bình quân đầu người tại nhiều tiểu lưu vực trong hệ thống sông này được đánh giá là rất thấp, thậm chí có thể được coi là thấp nhất trong cả nước, trong khi đó nhu cầu dùng nước cho các hoạt động dân sinh, phát triển các ngành kinh tế thì rất cao, cộng với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nhiều hơn... Do đó nguy cơ căng thẳng nguồn nước là điều khó có thể tránh khỏi ở các thập niên sau.

* Thưa giáo sư, trong nhiều nghiên cứu các nhà khoa học liên tục cảnh báo tình trạng gia tăng ô nhiễm trên sông Đồng Nai, trong khi đây là nguồn cung cấp nước thô cho các nhà máy nước có công suất lớn. Giáo sư nói gì về vấn đề này?

- Phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như TP.HCM, TP Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một... đều lấy nước từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Chất lượng nước nguồn cấp cho các nhà máy nước được kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, với mức độ gia tăng phát triển công nghiệp và đô thị hóa như hiện nay, mối đe dọa ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng. Ví dụ nồng độ BOD5 trên sông Đồng Nai tại Hóa An - điểm lấy nước vào Nhà máy nước Thủ Đức - hiện nay ở ngưỡng 3,0 - 6,5 mg/l và dự báo trong khoảng năm năm nữa con số này có khả năng lên tới 11,5-13,8mg/l, vượt tiêu chuẩn qui định nguồn loại A đến 2,9-3,4 lần. Tương tự, hàm lượng vi sinh, các chất dinh dưỡng từ các nguồn thải sinh hoạt cũng sẽ tăng 2-3 lần so với hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng chi phí cho quá trình xử lý nước.

O nhiem song Dong Nai Nuoc dang mat dan tinh an toan
Những dòng nước đen này từ nội ô TP Biên Hòa (Đồng Nai) cứ đổ vào sông Đồng Nai hết ngày này qua ngày khác
* Như giáo sư vừa nói, trước việc gia tăng ô nhiễm trên sông Đồng Nai, liệu các nhà máy nước có đảm bảo được tính an toàn cho sức khỏe con người?

- Chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng lại toàn bộ qui trình công nghệ xử lý nước đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức, trong trường hợp nước trên sông Đồng Nai tại trạm bơm Hóa An ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10mg/l. Kết quả thực nghiệm cho phép chúng tôi kết luận rằng: công nghệ hiện tại đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước cấp đầu ra. Việc sử dụng chlorine để khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ dẫn đến việc xuất hiện trong nước các chất hữu cơ đã bị chlorine hóa, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng nước...

Cũng theo tính toán của chúng tôi, trong trường hợp nồng độ BOD5 tại trạm bơm Hóa An đạt 10mg/l, để có nguồn nước chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn và các yêu cầu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, Nhà máy nước Thủ Đức buộc phải lựa chọn một trong hai giải pháp. Hoặc là phải dời điểm lấy nước từ trạm bơm Hóa An lên phía thượng nguồn ít nhất 15km. Hoặc là cải tạo hệ thống xử lý nước hiện tại theo công nghệ thích hợp với chất lượng nước nguồn đang bị ô nhiễm hữu cơ.

Theo phương án thứ hai này, chi phí gia tăng cho việc xử lý nước tại Nhà máy nước Thủ Đức có thể tăng lên gần 10.000đ/m3. Trong vòng năm năm tới, bình quân mỗi ngày các đối tượng tiêu thụ nước từ Nhà máy nước Thủ Đức phải chịu chi phí tăng thêm khoảng gần 6 tỉ đồng/ngày. Còn tính chung cả năm con số này có thể lên đến hơn 2.100 tỉ đồng, chiếm gần 1% GDP của TP.HCM trong năm năm tới.

Bài, ảnh: QUỐC THANH
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Mình sẽ trích các bài báo, tư liệu, hình ảnh về tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai.
Các bạn nếu có thông tin thì cùng chia sẻ.
Nói thêm một chút:
Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm 11 tình thành phố: Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận với các dòng chính như: Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Bé, Sông Vàm Cỏ Đông, Sông Vàm Cỏ Tây, Sông La ngà, Sông Thị Vải, Sông Cái Phan Rang, Sông Lũy, Sông Cà Ty, Sông Quao, Sông Lòng Sông, ....
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Empty
Bài gửi Ô nhiễm nước sông Đồng Nai EmptyRe: Ô nhiễm nước sông Đồng Nai   Ô nhiễm nước sông Đồng Nai I_icon_minitimeThu May 19, 2011 9:29 am Bài viết số 3

Trích dẫn :


Sông Đồng Nai ô nhiễm vì nước thải công nghiệp













Kết quả quan trắc mới đây của Sở Tài
nguyên & Môi trường (TN&MT) Đồng Nai cho hay, nước sông Đồng Nai
đoạn qua TP. Biên Hòa đang bị ô nhiễm nặng và không đạt yêu cầu để cung
cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân ở ba tỉnh, thành Đồng Nai,
Bình Dương và TPHCM.


Ô nhiễm nước sông Đồng Nai O-nhiem





Theo Sở TN&MT Đồng Nai, sông Đồng Nai đoạn qua
TP. Biên Hòa đang bị ô nhiễm khá nặng bởi các chất hữu cơ, chất rắn do
khu dân cư; các khu công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trên
địa bàn TP. Biên Hòa, bệnh viện thải ra.
Lượng nước thải công nghiệp hiện nay là trên 500
ngàn m3/ngày đêm. Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ các ngành chế
biến, dệt nhuộm, giấy... Ngoài ra, mỗi ngày đêm còn có hàng chục ngàn
khối nước thải sinh hoạt từ khu vực TP Biên Hòa đổ ra sông Đồng Nai
nhưng chưa được xử lý.
Kết quả từ Trung tâm Quan trắc Đồng Nai cho thấy,
khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm nặng là đoạn gần Công ty Proconco,
Ajinomoto, cầu Đồng Nai và cầu Rạch Cát.
Ông Lê Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc
và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, một nguyên nhân nữa khiến
nước sông bị ô nhiễm, nhiễm mặn là lượng mưa quá ít, nước từ đầu nguồn
về không đủ pha loãng tẩy mặn xâm nhập.
Ông Bình đưa ra cảnh báo, nếu không có những biện
pháp kịp thời thì với lượng nước thải như hiện nay, chỉ 2 - 3 năm nữa,
sông Đồng Nai sẽ mất khả năng tự làm sạch.
Việc đánh giá mức độ ô nhiễm trên sông Đồng Nai đã
được ngành quản lý môi trường Đồng Nai kiểm tra, ghi nhận và đề ra các
biện pháp xử lý, song khắc phục thì vẫn rất chậm.
Hiện mới dừng lại ở việc tăng cường kiểm tra các
doanh nghiệp, cơ sở có nguồn nước thải trực tiếp ra sông, suối. Nếu phát
hiện nguồn nước thải gây ô nhiễm thì phạt hành chính và gia hạn khắc
phục. Do đó, có không ít doanh nghiệp bị phạt 3 - 4 lần vẫn chưa khắc
phục được tình trạng ô nhiễm. Việc di dời các nhà máy ra khỏi khu vực
dân cư cũng được tiến hành quá chậm.
Nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn ở khu vực TP
Biên Hòa cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Đồng Nai khi mỗi ngày
có hàng chục tấn thức ăn chăn nuôi cá được đổ xuống sông. Hơn nữa, thời
gian qua, liên tục xảy ra tình trạng cá nuôi bè bị chết khiến người dân
lao đao. Một cán bộ ở Chi cục thủy sản Đồng Nai cho rằng, nếu không có
các vụ cá bè chết thì ai biết được tình trạng nước thải nguy hại đang đổ
ra sông?
Trong khi đoạn sông qua TP Biên Hòa được đánh giá
đang bị ô nhiễm với các họng xả thải của các nhà máy, các khu dân cư,
chợ, bệnh viện thì cũng trên đoạn sông này là các họng lấy nước của các
nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho TP Biên Hòa (Đồng Nai), thị xã Thủ
Dầu Một (Bình Dương) và TPHCM.
Việc xử lý chất lượng nước nguồn cấp cho các nhà
máy nước được kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, với mức độ nguồn nước đang ô
nhiễm như hiện nay, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn cung cấp
cho các nhà máy nước cũng gia tăng. Các nhà máy nước buộc phải tăng chi
phí xử lý nước, có nhà máy phải ngưng lấy nước vào một số thời điểm
trong ngày khi độ mặn đã vượt ngưỡng cho phép.
Hiện nay, theo cơ quan chức năng, chỉ có thể đi
ngược về phía thượng nguồn thì chất lượng nước sông Đồng Nai mới đạt
tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, việc di dời các nhà máy nước
hiện nay không đơn giản.
Mặt khác, theo công bố mới đây của WWF (Quỹ Quốc tế
Bảo vệ thiên nhiên) tại dự án “Ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An
và hạ lưu sông Đồng Nai” thì việc sông Đồng Nai bị ô nhiễm như hiện nay
là do chất thải của nhiều tỉnh, thành trong khu vực gây ra.
Các giải pháp quản lý, thực hành tốt hơn trong sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô
nhiễm nguồn nước đã được xác định. Tuy nhiên, giải pháp vẫn chỉ mới
là... giải pháp.
Trích từ _ tienphong.vn

Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Empty
Bài gửi Ô nhiễm nước sông Đồng Nai EmptyRe: Ô nhiễm nước sông Đồng Nai   Ô nhiễm nước sông Đồng Nai I_icon_minitimeThu May 19, 2011 9:31 am Bài viết số 4

Ô nhiễm nguồn nước ở TP. HCM

Lê Xuân Khôi biên tập

Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TPHCM hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm đã đành, các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu con người cũng không thoát khỏi số phận tương tự.

Nguồn nước bị "ung thư"

Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có... 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3) chưa qua xử lý. Với một thực trạng như vậy thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh không biến thành những dòng kênh bị "ung thư".

Trong khu vực nội thành, những dòng kênh như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa-Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay là chuyện đã đành thì đến hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng biến thành những dòng kênh mà người dân đã gọi là kênh sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở...

Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Hậu quả này cũng dễ hiểu khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất trong vài năm qua hàng ngày đua nhau xả thải xuống hệ thống kênh này.

Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vẻn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng, trong đó, tuyến kênh An Hạ-Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất, chủ yếu là hoá chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành caosu, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng...

Nước ô nhiễm của tuyến kênh này có lần đã làm chết cá của một số hộ dân trên địa bàn 2 huyện Đức Hoà, Đức Huệ tỉnh Long An. Một tuyến kênh khác cũng được xếp vào loại điểm nóng là kênh Ba Bò của khu vực giáp ranh tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức, TPHCM.

Theo phản ánh của người dân với Hội đồng Nhân dân TPHCM, có những ngày nước kênh thay đổi sắc thái đến 3 lần: Sáng đỏ (hoá chất dệt nhuộm) trưa có màu đen và hôi, vào buổi chiều thì sủi bọt. Nhiều khi bọt sủi nhiều đến mức tràn lên bờ...

Nhiều triệu người chung sống

Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài Gòn nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh thành: Đak Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, TPHCM, Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.

Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng.

Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 KCN xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3 nước thải/ngày.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó các ngành độc hải như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ cao su 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải...

Còn đối với TPHCM, số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên Môi trường trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế.... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý.

Thực trạng ô nhiễm của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã được các nhà khoa học báo động từ lâu thế nhưng chính quyền các tỉnh hầu như không có phản ứng gì trước thực trạng này. Các tỉnh thành trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam từ 10 năm nay đã chạy đua thu hút đầu tư, chạy đua phát triển công nghiệp nên xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường.

Đua nhau đưa ra các điều kiện dễ dãi nhất để lôi kéo các nhà đầu tư, trong đó có các tiêu chuẩn về môi trường. Hậu quả, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn cho phép vô tư xả thẳng vào nguồn nước sông trong hệ thống sông Đồng Nai. Thực tế này giải thích vì sao, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đe doạ nguồn nước sinh hoạt của hơn 10 triệu dân.

Đặc biệt là trong thời gian gần đây chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của TPHCM bị giảm sút nghiêm trọng. TPHCM đã phải chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lập một đề án để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn. Trong khi TPHCM lo sợ nguồn cấp nước sinh hoạt chính bị ô nhiễm thì phía thượng nguồn của lưu vực trên sông La Ngà, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng... người ta vẫn cứ vô tư nuôi cá bằng phân gà, phân heo.

Sông Thị Vải (Đồng Nai) một nhánh của toàn lưu vực tiếp tục là dòng sông chết bởi hoá chất của Nhà máy Vedan.

Theo kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, nồng độ bụi trong không khí thành phố này đã có sự gia tăng vượt bậc: năm 1999 là 0,53mg/m3 đến năm 2006 đã tăng lên 0,63mg/m3 không khí. Các chỉ số khác như benzene, chì trong không khí tăng từ 3 đến 8 lần từ năm 2000 đến 2006. Về nước thải của các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong 45 mẫu nước thải được Chi cục Bảo vệ môi trường lấy về kiểm tra chỉ có 1 mẫu đạt yêu cầu, 44 mẫu còn lại chứa nhiều chất gây ô nhiễm vượt chuẩn cho phép lên đến cả trăm lần, thậm chí là vài trăm lần.
Viện Nghiên Cứu Môi Trường
http://www.iesd.gov.vn
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Sponsored content





Ô nhiễm nước sông Đồng Nai Empty
Bài gửi Ô nhiễm nước sông Đồng Nai EmptyRe: Ô nhiễm nước sông Đồng Nai   Ô nhiễm nước sông Đồng Nai I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

Ô nhiễm nước sông Đồng Nai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG :: Lĩnh vực địa chất môi trường-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 12:32 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất