Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Nguồn gốc và sự hình thành trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
river

river

Quản lý diễn đàn

Huy chương : Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Medal110Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Medal112
Tổng số bài gửi : 390
Điểm : 477
Được cảm ơn : 44
Ngày tham gia : 13/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Vinacet

Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Empty
Bài gửi Nguồn gốc và sự hình thành trái đất EmptyNguồn gốc và sự hình thành trái đất   Nguồn gốc và sự hình thành trái đất I_icon_minitimeMon Jan 17, 2011 10:46 am Bài viết số 1

Nguồn gốc trái đất liên quan chặt chẽ với nguồn gốc hệ Mặt Trời nói chung. Trong mối quan hệ đó, vấn đề nguồn gốc trái đất đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất nhiều giả thuyết.
I. CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT
1. Giả thuyết Căng
- Giả thuyết này ra đời năm 1755. Lần đầu tiên quan niệm cổ truyền của tôn giáo về vũ trụ bị đánh đổ bởi một nhà triết học chứ không phải một nhà khoa học tự nhiên.
- Căng cho rằng hệ mặt trời đã được hình thành từ một đám mây bụi vũ trụ, một tinh vân gồm những vụn nhỏ riêng biệt giống như những tinh thạch, và bất động. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn vũ trụ, các vụn trở nên chuyển động. Những phần tử nhẹ và đám mây bụi bị xé ra làm nhiều mảng. Một trong những mảng ấy về sau thành hệ mặt trời, trong đó khối lớn ở trung tâm hút những khối lân cận và dần dần tạo thành mặt trời. Xung quanh khối trung tâm, những vùng tập trung ít nhiều vật chất cũng hút những phần tử ở gần để tạo ra các hành tinh và vệ tinh.
- Giả thiết Căng đã nêu lên quá trình tiến hóa của các thiên thể mà thời bấy giờ người ta coi như không hề thay đổi từ khi thượng đế tạo nên.
- Vì ông chỉ là nhà triết học, giả thiết của ông còn nhiều điểm mơ hồ, không chính xác, do đó ít được chú ý. Theo ông thì hệ mặt trời là một khối nóng đỏ, dần dần ngưng đọng lại, mặt trời theo giả thuyết này với thời gian sẽ phải tắt hẳn.
2. Giả thuyết Laplatxơ
* Ðây là một giả thuyết đầu tiên tương đối có hệ thống, nó ảnh hưởng rất lớn trong hơn một thế kỷ.
Laplatxơ giả thuyết rằng hệ mặt trời phát sinh từ một tinh vân khổng lồ từ chất khí vũ trụ có nhiệt độ rất cao và tự quay xung quanh một trục giữa cố định. Khi nguội đi, tinh vân giảm thể tích và vẹt lại ở hai cực đồng thời tốc độ quay nhanh lên (theo định luật bảo toàn động lượng). Khi lực ly tâm lớn hơn lực hấp dẫn thì các phần vật chất ở xa ngoài trục quay sẽ bị tách ra và tiếp tục quay xung quanh tinh vân ở vị trí lực hấp dẫn cân bằng với lực ly tâm.
Càng ngày tinh vân càng giảm thể tích lại và tỷ trọng càng tăng lên, cuối cùng khối tinh vân còn lại ở giữa hình thành mặt trời. Các dòng khí xung quanh sẽ ngưng tụ lại tạo thành các hành tinh. Tại những khu vực nào đó của dòng khí, vật chất tập trung nhiều hơn tiếp tục thu hút những vật chất xung quanh vào mình để hình thành các hành tinh, nếu như dòng khí mà vật chất trong đó phân bố đồng điều thì sẽ hình thành các tiểu hành tinh.

Theo giả thuyết này thì trái đất ban đầu là một khối khí rất nóng rồi nguội dần. Vỏ ngoài nguội trước nhăn lại, chỗ cao thành núi, chỗ thấp thành đáy biển. Ðến khi nhiệt độ xuống dưới 1000C thì hơi nước trong không gian quanh trái đất bắt đầu đông lại và rơi xuống các chỗ trũng để trở thành nước ớ các biển đầu tiên. Sau này, vật chất trong lòng trái đất vẫn còn nóng chảy. Mỗi khi có vết nứt ở vỏ, các chất nóng chảy từ trong lòng phun ra thành núi lửa.
[url=Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Laplatxo ]Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Laplatxo [/url]
* Những tồn tại của giả thuyết:
- Nếu quả thực tinh vân ban đầu theo Laplatxơ quay nhanh để làm văng các khối vật chất, thì không phải chỉ có những dòng khí tách ra mà cả tinh vân đó sẽ nổ tan.
- Theo như các nghiên cứu hiện nay quá trình hình thành núi không chỉ do vỏ đầu tiên của trái đất nhăn lại mà chủ yếu được hình thành trong chu trình phát triển của vỏ trái đất (quá trình kiến tạo mảng).
- Laplatxo cho rằng các khối vật chất từ tinh vân nguyên thủy thoát ra đều quay cùng chiều xung quanh trục của tinh vân. Nhưng ngày nay người ta quan sát thấy sao Kim và sao Thiên Vương có chiều quay ngược lại, sao mộc và sao hải vương cũng có vệ tinh bay ngược chiều. Và điều nay đã không giải thích được.
3. Giả Thuyết Ôtô Xmit
- Giả thuyết này được xây dựng từ năm 1944. Năm 1951 viện hàn lâm khoa học Liên Xô đã đã dưa ra thảo luận rất kỹ giả thuyết này. Hội thảo đã xác nhận giá trị khoa họa lớn lao của nó, vì lần đầu tiên những đặc điểm cơ bản về cấu tạo của hệ mặt trời được giải thích theo một logic chặt chẽ. Ðồng thời, hội thảo cũng nêu ra một số thiếu sót trong công trình của Oâtô Xmit để ông tiếp tục nghiên cứu.
- Theo ông thì trước khi hình thành các hành tinh, hệ mặt trời gồm có mặt trời và một đám mây chủ yếu là những hạt rắn nguội lạnh. Những hạt rắn ấy có tên chung là những thiên thạch. Ðám mây có hình dáng vẹt, và các hạt rắn quay theo những hướng khác nhau trên nhiều mặt phẳng khác nhau trong thiên hà. Ðến một lúc nào đó mặt trời đi vào một trong những đám mây như thế, làm cho mỗi hạt có thêm một chuyển động mới: là chuyển động tròn xung quanh mặt trời. Trong khi chuyển động các hạt va chạm vào nhau, nóng lên và tốc độ giảm đi. Nếu các hạt chỉ có chuyển động hỗn độn thì sự giảm tốc độ của chúng sẽ khiến chúng rơi vào mặt trời. Nhưng vì các hạt còn có chuyển động tròn xung quanh mặt trời nên tốc độ của chuyển động hỗn độn dần mất đi để nhường chỗ cho chuyển động tròn xung quanh mặt trời. Như vậy các hạt sẽ tụ tập vào trong mặt phẳng xích đạo của mặt trời và đám mây trở nên có hình dáng một cái đĩa xoay tròn, nơi đây mật độ của vật chất tăng lên, do đó lực hấp dẫn của các hạt lẫn nhau càng mạnh. Những hạt lớn hút những hạt bé va chạm phải chúng. Các hạt khi thì vỡ ra, khi thì kết tụ lại dần lớn lên và cuối cùng trở thành hành tinh.
- Các vật chất ở gần mặt trời là nham thạch và kim loại chịu nóng, còn ở xa mặt trời cá hạt lớn dần lên nhờ các chất khí trong đám mây nguyên thủy đọng lại xung quanh các hạt bụi. Do vậy ở gần mặt trời chỉ có thể hình thành những hành tinh thuộc nhóm trái đất nhỏ, ở xa mặt trời là những hành tinh lớn cấu tạo bởi những chất nhẹ.
- Theo tác giả thì trái đất khi mới hình thành, trái đất chỉ là một khối nguội lạnh và chỉ nhận nhiệt từ một nguồn duy nhất là mặt trời, lúc ấy nhiệt độ vào khoảng 4oC. Trong quá trình thành tạo, các chất phóng xạ tập trung lại trong lòng trái đất, nhiệt lượng do chúng phóng ra sẽ làm tăng nhiệt độ trong lòng trái đất. Sự phân bố các chất phóng xạ trong lòng trái đất không đồng điều, cho nên tạo nên những lò phát sinh nhiệt riêng biệt. Trái đất dần tiến tới trạng thái cân bằng do sự chuyển động tương tác của các khối tinh thạch. Lúc dầu các tinh thạch gắn vào nhau lộn xộn không theo một trật tự nào cả. Về sau các chất trong lòng trái đất, dưới tác dụng của lực ép khổng lồ (về nhiệt độ), chảy ra ở trạng thái dẻo và rất nhớt. Trong trạng thái này, những chất nặng hơn (kim loại) chuyển xuống trung tâm, còn những chất nhẹ hơn (đá) dần dần nổi lên trên. Chuyển động như thế làm cho trái đất có cấu trúc thành các quyển và có nhân nặng. Ông cũng cho rằng quá trình tạo núi là do quá trình tăng nhiệt độ như thế.
- Ở một giai đoạn phát triển nhất định của trái đất, khi khối lượng đạt tới độ lớn cần thiết thì bắt đầu hình thành khí quyển. Các chất khí điều nằm trong đám mây bụi, nhưng khí nguyên sinh có lẽ do sự dồn ép các khí từ trong lòng hành tinh mà có.
- Sự phát sinh các nguồn năng lượng bên trong (từ sự phân hủy phóng xạ, sự phân dị trọng lượng và các phản ứng hóa học) đặc cơ sở cho sự đội lên và lún xuống ở các khu vực của trái đất và cho các quá trình hoạt động của núi lửa. Trong các bồn trũng, nước tích tụ lại, biển và đất nổi bắt đầu được phân chia.
Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Earthmoon


* Những thiếu sót của giả thuyết
- Thiếu sót chính của giả thuyết là không đề cập đến các quá trình tiến hóa của mặt trời và của các vì sao. Một điểm khác là sự tồn tại trong không gian giữa các vì sao những vụn tinh thạch khá lớn có thể bị ngôi sao thu hút và không bị áp lực ánh sáng đẩy ra chưa được chứng minh.
- Tóm lại, giả thuyết Oâtô Xmit giải thích một cách hiệu quả một số lớn những hiện tượng trong sự cấu tạo hành tinh , nhưng có yếu điểm là chưa gắn nguồn gốc của hệ mặt trời với sự tiến hóa của các sao và các thiên thể khác nói chung. Tuy có minh định nguồn gốc của các hành tinh nhỏ bé một cách rõ ràng, các hành tinh lớn lại có các tính chất vật lý ngoài sức giải thích của nó.
- Qua các giả thuyết trên đây chúng ta thấy việc tìm hiểu nguồn gốc các hành tinh trong hệ mặt trời là một vấn đề rất khó khăn, giả thuyết sau có hoàn chỉnh hơn giả thuyết trước, nhưng tới nay nguồn gốc trái đất chưa phải đã được làm sáng tỏ hoàn toàn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trái đất theo quan niệm hiện tại gồm có nhân và một số quyển bao quanh nhân. Mỗi quyển có thành phần và tính chất vật lý khác nhau. Nhưng trọng tâm nghiên cứu của địa chất học là quyển ngoài cùng của trái đất.
1. Ðối tượng nghiên cứu
Ðối tượng nghiên cứu của địa chất học là:
- Các vật thể tự nhiên tạo nên lớp trên cùng của vỏ trái đất, cấu trúc và thành phần của chúng (các loại đá, quặng, khoáng vật…).
- Các quá trình địa chất ngoại sinh và nội sinh làm xuất hiện các vật thể tự nhiên và làm thay đổi địa hình bề mặt trái đất.
- Sự phân bố các vật thể tự nhiên trong vỏ trái đất (tức là cấu trúc địa chất của vỏ trái đất).
- Các nguyên lý và quy luật phát sinh, phát triển của quá trình địa chất và các quy luật phát triển của trái đất nói chung.
+ Trái đất là một đối tượng rất phức tạp và được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Vũ trụ học nghiên cứu nguồn gốc trái đất và vị trí của nó trong hệ mặt trời. Trắc địa học nghiên cứu kích thước, hình dạng trái đất. Lý học, toán học, và hóa học nghiên cứu về cấu trúc, thành phần và trạng thái vật chất của cấu tạo trái đất, những thay đổi của trái đất trong các thời gian địa chất.
+ Ðịa chất học có nhiều quan hệ với địa lý học trong sự hiểu biết qui luật của các quá trình địa chất xảy ra ở các khu vực khác nhau trên bề mặt trái đất, liên quan đến các môn học sau: khí hậu học, thủy văn lục địa, hải dương học và băng hà học.
+ Mối quan hệ giữa địa chất học và địa lý học đặc biệt khăng khít trong sự nghiên cứu địa hình trái đất. Ðịa chất học sử dụng các tài liệu của địa lý học cũng như địa lý học không thể giải thích nguồn gốc và sự hình thành địa hình nếu không có kiến thức về lịch sử phát triển địa chất của một vùng nào đó. Do vậy mà Ðịa Mạo Học (hay là khoa học về địa hình, về nguồn gốc và sự phát triển của địa hình) được các nhà địa chất cũng như các nhà địa lý nghiên cứu đồng thời.
Sinh vật học, giúp phục hồi lịch sử phát triển và tiến hóa của giới sinh vật. Ðối với địa chất học, môn học quan trọng là môn cổ sinh vật tức là khoa học nghiên cứu các di tích động và thực vật bị chôn vùi dưới dạng hóa thạch. Theo các di tích đó, người ta có thể lập lại lịch sử phát triển của thế giới hữu cơ cổ.
+ Do tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu, địa chất học đã phân hóa nhiều và ngàynay là một khoa học tổng hợp gồm nhiều khoa học có liên hệ mật thiết với nhau. Phân hóa thành các hướng sau:
.) Thứ nhất là nghiên cứu thành phần vật chất của võ trái đất gồm các môn như thạch học, khoáng vật học, tinh thể học, và địa hóa học.
.) Thứ hai là nghiên cứu địa chất động lực tức là nghiên cứu các quá trình khác nhau xẩy ra dưới sâu trong lòng đất và ở trên bề mặt của nó. Các môn học liên quan như kiến tạo học, hỏa sơn học, địa chấn học, địa mạo học…
.) Thứ ba là hướng nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển của trái đất, trình tự các quá trình địa chất và sự thay đổi theo thời gian, các môn học liên quan như địa tầng học, địa chất phóng xạ, cổ địa lý và địa chất kỷ đệ tứ.
-Thuộc hướng thứ tư của khoa học địa chất là địa chất học khu vực, hay khoa học nghiên cứu cấu trúc địa chất và lịch sử địa chất các miền lớn của địa cầu (địa chất Liên Xô, địa chất Hoa Kỳ, hay địa chất các lục địa riêng biệt, địa chất biển).
- Các khoa học này phải dựa vào các thành tựu kể trên. Các môn học liên quan như địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình …
- Ngoài các hướng cơ bản kể trên, trong địa chất học còn có hàng loạt các ngành khác không những nghiên cứu các vấn đề khoa học quan trọng mà còn nghiên cứu giải quyết trực tiếp các nhiệm vụ thực tiễn. Ðịa chất môi trường là một trongnhững ngành quan trọng của địa chất, nó không chỉ nghiên cứu tổng quan về vấn đề địa chất, mà các dự báo đánh giá về mặt môi trường của các hoạt động tự nhiên, nhân tạo có liên quan đến địa chất cũng được nêu lên.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Ðối tượng nghiên cứu của địa chất học hiện nay chủ yếu là lớp vỏ đá cứng trên cùng của trái đất hay vỏ trái đất. Một trong những phương pháp nghiên cứu chính của địa chất học là phương pháp quan sát trực tiếp ngoài thực địa, mô tả chi tiết các hiện tượng và kết quả của chúng bằng cách nghiên cứu đá, khoáng vật, di tích hữu cơ, điều kiện thế nằm của đá…
- Tiếp theo là công tác xử lý tài liệu thu thập được ở phòng thí nghiệm bằng các phương pháp hiện đại: phương pháp hóa học, phương pháp điện quang, phương pháp quang phổ, phương pháp nhiệt, phương pháp kính hiển vi điện tử, và phương pháp phân tích tài liệu cổ sinh vật học, phương pháp giải đoán ảnh máy bay, phương pháp toán địa chất…
- Khác với đa số các ngành khoa học tự nhiên, trong địa chất học phương pháp thí nghiệm được sử dụng rất hạn chế vì gặp nhiều khó khăn. Bởi do trong thiên nhiên các quá trình địa chất xảy ra trong thời gian dài hàng triệu năm, trên những lãnh thổ rất lớn, trong khi đó trong phòng không thể thực hiện được các thí nghiệm với quy mô thời gian dài và không gian lớn như vậy. Người ta chỉ dùng phương pháp thí nghiệm trong phạm vi nhỏ mà có thể theo dõi, quan sát được để tìm ra cơ thức và tiến trình của các hiện tượng địa chất, lấy đó làm nền tảng để đánh giá ở phạm vi rộng lớn hơn. Kết quả tất nhiên không hoàn toàn đúng như trong thực tế.
- Cũng như ở các môn khoa học khác, đặc biệt là các khoa học tự nhiên, sau khi quan sát và thu thập tài liệu, nhà nghiên cứu địa chất phải tổng hợp và khái quát hóa các hiện tượng chưa quan sát được và thúc đẩy tìm hiểu những hiện tượng đó. Chỉ khi nào các giả thuyết được thực tiễn chứng minh thì giả thuyết mới đúng và đưa tới những kết luận khoa học. Vai trò của giả thuyết rất quan trọng, nếu không có giả thuyết để xây dựng và phát triển, thì những hiện tượng thu nhận được chỉ là một mớ lộn xộn và dẫn tới kinh nghiệm chủ nghĩa. Trái lại, chỉ có giả thuyết mà không nghiên cứu hiện tượng thực tiễn thì giả thuyết đó chỉ là viển vông, không có cơ sở vững chắc.
- Các nhà địa chất khi nghiên cứu quá khứ phải vận dụng những quy luật đối với các hiện tượng hiện tại để giải thích. Phương pháp này gọi là phương pháp hiện tại luận, tức là lấy mới suy cũ nó đã được đề xuất vào những năm 30 của thế kỷ XIX do nhà địa chất người Anh S. Laien (1797 1875).
- Song trong lịch sử phát triển của trái đất, mọi hiện tượng điều không ngừng biến đổi cả về lượng lẩn về chất nên khi vận dụng phương pháp hay nguyên lý hiện tại phải chú ý đến hoàn cảnh. Thời kỳ địa chất trong quá khứ càng xa chúng ta thì điều kiện địa lý tự nhiên càng khác nhiều, do vậy nguyên lý hiện tại cần phải được chỉnh lý nhiều hơn.
III. VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
- Ðịa chất học có vai trò rất lớn đối với công nghiệp, nông nghiệp. Người sống trên đất, thức ăn, vật dùng đều trực tiếp hay gián tiếp lấy ở đất lên. Muốn trồng cây ta phải biết chất đất, mà đất là do đá biến đổi thành. Muốn xây dựng nhà cửa, cầu cống cũng phải lấy nguyên liệu dưới đất. Muốn lấy đá để dùng, muốn làm gạch,..., cũng phải biết đá nào dùng được, đất nào dùng được.... Muốn xây dựng công trình thủy lợi như đê, đập, đào sông,..., cần biết kiến trúc địa chất của nơi định làm. Nếu không nghiên cứu địa chất trước khi xây dựng công trình có thể sẽ gặp sự cố về trượt lở, sụp lún,... gây hậu quả khó lường.
- Ðối với nông nghiệp, địa chất học cũng rất cần. Muốn trồng trọt có kết quả, phải hiểu tính chất của đất. Mỗi loại đá nhất định cho những loại đất nhất định. Mỗi loại đất thích hợp với những giống cây trồng khác nhau. Ngoài ra địa chất học còn giúp cho việc tìm kiếm các nông khoáng làm phân bón ruộng và giúp cho việc xây dựng các công trình thủy nông. Do vậy trong việc phát triển nông nghiệp không thể không biết đến cấu trúc địa chất.
- Về mặt tư tưởng, địa chất học giúp ích cho sự phát triển vũ trụ duy vật biện chứng. Những biến đổi của trái đất qua các thời kỳ địa chất và nhất là những biến đổi trong sinh vật là những dẫn chứng hùng hồn cho quy luật vạn vật biến đổi không ngừng. Sự tiến hóa của sinh vật từ những loài đơn giản đến những loài phức tạp, tự nó có giá trị đánh đổ những thuyết phản động mà trước đây đã tồn tại.
- Ðịa chất học có rất nhiều quan hệ với địa lý học như đã đề cập ở phần trên. Ngay đối với việc học và dạy địa lý ở trường địa chất học cũng rất cần thiết. Muốn hiểu những đặc điểm địa lý tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, địa sinh vật ...) của một nước cũng như của một khu vực, không thể không dựa trên lịch sử địa chất và cấu trúc địa chất của nước đó, khu vực đó.
- Ðối với địa lý kinh tế, địa chất học cần thiết để hiểu biết các tài nguyên, cần thiết để giải thích tại sao những nơi này có những tài nguyên này, những nơi khác lại không có. Hơn nữa, học địa lý không phải chỉ nhằm mục đích để hiểu biết mà thôi, mà còn có mục đích cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ lợi ích loài người. Muốn thế, hiểu biết về địa chất là một việc rất cần thiết không thể thiếu được.
- Bên cạnh đó nếu chỉ hiểu biết chuyên sâu về mặt địa chất, sử dụng địa chất (tài nguyên) để phục vụ cho ham muốn không giới hạn của con người mà không xem xét cân nhắc những hậu quả kèm theo. Môn học địa chất môi trường sẽ giải quyết những mối quan hệ giữa khoa học địa chất và các vấn đề môi trường liên quan.
IV. HỆ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Quan sát trực tiếp vật chất cấu tạo nên võ trái đất là một trong những phương pháp địa chất quan trọng. Phương pháp này dựa vào việc nghiên cứu các mặt cắt địa chất ở hầm mỏ, các lỗ khoan sâu và các vết lộ tự nhiên ở sườn các khe rãnh, ở bờ sông, bờ suối, bờ biển…. Ðộ sâu các hầm mỏ thường không quá 1.5 -2 km. Nói chung, chỉ có một lớp rất mỏng trên mặt đất là được nghiên cứu trực tiếp, song lớp này chiếm không quá 0.1% toàn bộ thể tích trái đất. Muốn khám phá những phần ở sâu hơn, người ta phải sử dụng các phương pháp gián tiếp, trong đó hay dùng nhất là phương pháp địa vật lý như phương pháp địa chấn, phương pháp đo trọng lực, phương pháp đo từ lực và phương pháp nghiên cứu thiên thạch.
1. Phương pháp địa chấn
- Phương pháp này dựa vào nghiên cứu tốc độ lan truyền bên trong trái đất của những sóng dao động đàn hồi phát sinh khi có động đất tự nhiên hoặc nhân tạo. Các dao động đó được gọi là sóng động đất lan truyền từ tâm động đất đi mọi phía.
- Có 3 loại sóng:
+ Sóng dọc: phát sinh do phản ứng của môi trường đối với sự thay đổi thể tích và lan truyền trong mọi loại môi trường rắn, lỏng và khí, ở đây các vật chất sẽ dao động chuyển động theo phương truyền sóng.
+ Sóng ngang: là phản ứng của môi trường đối với sự thay đổi hình dạng và chỉ lan truyền trong môi trường rắn, các vật chất dao động chuyển động vuông góc với phương truyền sóng.
+ Sóng bề mặt: là sóng xuất hiện ở ranh giới hai môi trường khác nhau lỏng và khí, hay rắn và khí do tác động của những chấn động từ tâm động đất tới.
- Tốc độ truyền sóng trong các đá khác nhau sẽ là khác nhau, do phụ thuộc vào tính chất đàn hồi và tỉ trọng của vật chất. Môi trường càng đàn hồi thì sóng lan truyền càng nhanh. Việc nghiên cứu tính chất lan truyền của sóng động đất cho phép suy đoán ra sự có mặt các quyển khác nhau của trái đất.
2. Phương pháp đo trọng lực
- Việc nghiên cứu phân bố trọng lực trên mặt trái đất bằng các dụng cụ chuyên môn cho thấy rằng tại nhiều nơi trên bề mặt trái đất, đại lượng của trong lực lệch khỏi vị trí bình thường. Sự lệch đó gọi là dị thường trọng lực, phản ánh đặc điểm cấu tạo địa chất và sự phân bố không đồng đều về khối lượng trong võ trái đất. Dị thường dương cho thấy có những khối lượng chặt sít hơn và dị thường âm thì ngược lại.
- Phương pháp trọng lực giúp ta suy đoán ra khối lượng bên trong, tỉ trọng trung bình của trái đất và sự thay đổi tỉ trọng theo độ sâu. Ngoài ra còn sử dụng trong công tác tìm kiếm khoáng sản, khí đốt...
3. Phương pháp đo từ
- Phương pháp này dựa vào việc nghiên cứu từ trường trái đất mà nguyên nhân là sự phân bố các khối lượng có từ tính khác nhau, các đá khác nhau thì có độ từ hóa khác nhau trong từ trường trái đất và tạo nên những trường cho riêng mình.
- Do đó trong quá trình đo sẽ xuất hiện dị thường từ tức là sự lệch vectơ cường độ từ trường khỏi trị số trung bình, điều đó cho phép suy đoán ra sự phân bố đá này hoặc đá khác trong lòng đất. Nói chung cần chú ý tới mối liên quan giữa tính chất từ trường với cấu tạo địa chất. Cấu tạo địa chất không đồng nhất dẫn tới sự không đồng nhất từ của võ trái đất, cũng chính đều này mà ta có thể biết được những vùng của trái đất có cấu tạo địa chất khác nhau.
- Ngày nay phương pháp đo từ được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác khảo sát địa chất nhằm mục đích tìm kiếm khoáng sản có ích, đặc biệt là mỏ quặng sắt.
4. Nghiên cứu thiên thạch
Ðây là một phương pháp gián tiếp giúp ta suy đoán ở một chừng mực nhất định thành phần vật chất các quyển dưới sâu của trái đất.
Về Đầu Trang Go down
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Huychu10Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Empty
Bài gửi Nguồn gốc và sự hình thành trái đất EmptyRe: Nguồn gốc và sự hình thành trái đất   Nguồn gốc và sự hình thành trái đất I_icon_minitimeMon Jan 17, 2011 10:55 am Bài viết số 2

Bao giờ chúng ta khoan được đến tâm trái đất chắc sẽ biết rõ
bay vào vuc trụ thi dễ hơn là khoan vào lòng đất
nên tất cả chỉ là giả thuyết
đố các bạn
lỗ khoan sâu nhất trên thế giới là bao nhiêu met!????
Về Đầu Trang Go down
luongthegiang

luongthegiang

Thành viên V.I.P

Tổng số bài gửi : 261
Điểm : 371
Được cảm ơn : 31
Ngày tham gia : 15/09/2010

Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Empty
Bài gửi Nguồn gốc và sự hình thành trái đất EmptyRe: Nguồn gốc và sự hình thành trái đất   Nguồn gốc và sự hình thành trái đất I_icon_minitimeTue Mar 22, 2011 6:17 pm Bài viết số 3

Hình như mình đọc được các giả thuyết này trong quyển Địa chất đại cương của Võ Năng Lạc rồi thì phải. Lâu quá rồi không nghiên cứu vấn đề này.
Theo mình được biết thì lỗ khoan sâu nhất trên thế giới sâu khoảng 22km, do Liên Xô cũ thi công. Nhưng địa điểm ở đâu thì không nhớ rõ lắm
Về Đầu Trang Go down
dctv_dcct

dctv_dcct

Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 3
Điểm : 3
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 18/08/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : đại học Mỏ Địa Chất

Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Empty
Bài gửi Nguồn gốc và sự hình thành trái đất EmptyRe: Nguồn gốc và sự hình thành trái đất   Nguồn gốc và sự hình thành trái đất I_icon_minitimeThu Aug 18, 2011 8:01 pm Bài viết số 4

hi vọng khi đăng tin thì tên của các nhà khoa học sẽ được giữ nguyên để tiện cho việc tìm kiếm thêm thông tin.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nguồn gốc và sự hình thành trái đất Empty
Bài gửi Nguồn gốc và sự hình thành trái đất EmptyRe: Nguồn gốc và sự hình thành trái đất   Nguồn gốc và sự hình thành trái đất I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

Nguồn gốc và sự hình thành trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG :: Lĩnh vực địa chất môi trường-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu May 02, 2024 4:44 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất