Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Empty
Bài gửi Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. EmptyTính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.   Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. I_icon_minitimeMon Dec 27, 2010 1:12 pm Bài viết số 1

Phương pháp này dựa trên cơ sở, thể tích nước hút lên nhờ các công trình khai thác trong một khoảng thời gian nào đó bằng tổng thể tích nước rút ra từ trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên và lượng cung cấp tăng lên do quá trình khai thác.

Phần như thế nào của trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, cũng như của giá trị cung cấp tăng lên do quá trình khai thác không có thể xác định bằng phương trình cân bằng.

Như chúng ta đã biết khi giải bài toán bằng phương pháp thủy động lực cân bằng nước đã được chú ý trong mỗi một nhân tố vô cùng nhỏ của dòng thấm. Nếu giải phương trình thủy động lực dưới dạng sai phân thì nhân tố này có kích thước hữu hạn nhưng rất nhỏ so với kích thước của miền nghiên cứu chuyển động của nước dưới đất. Khi giải bài toán bằng phương pháp giải tích hay sai phân hữu hạn có thể xác định trị số hạ thấp mực nước tại một điểm bất kỳ của tầng chứa nước (kể cả lỗ khoan) ở một thời điểm nào đó.

Khi sử dụng phương pháp cân bằng thì cân bằng nước không phải tính cho một phân tố mà cho một khu vực. Khi đó sẽ phải nghiên cứu lượng nước chảy đến và thoát đi khỏi khu vực đó trên ranh giới của nó. Do đó phương pháp cân bằng chỉ cho phép dự đoán giá trị thay đổi mực nước trung bình trung bình trên toàn khu vực cân bằng chứ không thể dự đoán được trị số hạ thấp mực nước trong các lỗ khoan của công trình khai thác.

Phương pháp cân bằng cho phép đánh giá đặc trưng hồi phục trữ lượng do trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước. Điều này đặc biệt quan trọng khi đánh giá trữ lượng khai thác của những tầng chứa nước có miền cung cấp không lớn.

Nếu khi đánh giá trữ lượng khai thác trong một vùng phương pháp cân bằng đóng vai trò thứ yếu khi đánh giá khu vực trữ lượng khai thác của nước dưới đất nó giữ vai trò chủ yếu. Trong trường hợp khoảng cách giữa các công trình khai thác lớn hơn hai lần bán kính cung cấp của chúng thì không xảy ra sự tác dụng lẫn nhau và giữa chúng còn những “cái đĩa” chưa được khai thác. Bởi thế khi đánh giá trữ lượng khai thác cho một vùng chỉ trong một vài trường hợp mới phải so sánh lưu lượng của công trình khai thác với giá trị hồi phục trữ lượng.

Hiện nay ở nước ta do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nên cần phải đánh giá viễn cảnh trữ lượng khai thác trên diện tích khu vực (cho từng tầng chứa nước, cho mỗi vùng lịch sử tự nhiên, hành chính kinh tế và cho cả nước).

Khi đánh giá khu vực trữ lượng khai thác của nước dưới đất phương pháp cân bằng có ý nghĩa rất lớn. Nếu tổng lượng nước khai thác trên các vùng lớn hơn trữ lượng khai thác của nước dưới đất trên toàn miền phân bố của tầng chứa nước thì trữ lượng khai thác trên các vùng không được đảm bảo.

Khi đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp cân bằng không nên chỉ sơ bộ sử dụng trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất.

Thật vậy, nếu chỉ sử dụng trữ lượng động tự nhiên của NDĐ thì có thể đảm bảo trong thời gian vô hạn, trường hợp này có thể xảy ra cả khi rút đi một phần trữ lượng tĩnh tự nhiên được hình thành trong thời gian địa chất. Khi rút đi một phần trữ lượng tĩnh tự nhiên, giá trị phục hồi không những không giảm đi mà có thể tăng lên. Khi mực nước dưới đất hạ thấp, giá trị cung cấp từ sông và hồ có thể tăng, điều này đặc biệt quan trọng đối với những vùng khí hậu khô (Trung á và Kadacxtan), còn sự bốc hơi từ bề mặt nước ngầm có thể giảm.

Sử dụng trữ lượng tĩnh tự nhiên của nước dưới đất để cung cấp nước và tưới trong nhiều khu vực có thể tránh được một số vốn rất lớn đầu tư để xây dựng các công trình thủy động trong nhiều năm.
Về nguyên tắc sử dụng trữ lượng tĩnh tự nhiên của nước dưới đất cũng giống như sử dụng trữ lượng của khoáng sản có ích khác: than, sắt, dầu mỏ v.v...Việc tăng sản lượng khai thác các khoáng sản có ích này được xem là một thành tựu của nền kinh tế thì vì sao một số nhà chuyên môn lại không cho phép rút đi một phần trữ lượng tĩnh tự nhiên của nước dưới đất, trong khi hoàn cảnh đối với trữ lượng NDĐ khả quan hơn so với trữ lượng khoáng sản rắn. Nếu sau thời gian nào đó trữ lượng dầu hay sắt được khai thác hết thì ngược lại trữ lượng của nước dưới đất vẫn còn. Con người luôn luôn có thể khai thác lượng nước chảy đến tầng chứa nước qua miền cung cấp của nó. Khi đó dứt khoát phải duy trì bề dày của tầng chứa nước như thế nào đó để bảo đảm sự hoạt động bình thường của các lỗ khoan khai thác.

Chúng ta phải dừng lại ở vấn đề sử dụng trữ lượng tĩnh của NDĐ một mặt là để chứng minh tầm quan trọng sử dụng phương pháp cân bằng khi đánh giá trữ lượng khu vực, mặt khác là chứng minh cơ sở cho phép khai thác với tổng lưu lượng của các công trình lớn hơn trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước. Trong trường hợp sau sử dụng phương pháp thuỷ động lực có thể xác định được khoảng thời gian (thường tính bằng hàng chục năm hoặc hàng trăm năm) công trình làm việc với trữ lượng lớn hơn rất nhiều trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất.

Những phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác NDĐ đã nghiên cứu (thủy động lực, thủy lực, cân bằng) có ưu điểm và nhược điểm riêng, bởi thế không nên chỉ áp dụng một phương pháp mà nên áp dụng kết hợp.

Việc áp dụng đồng thời phương pháp thủy lực và thủy động lực có hiệu quả hơn cả. Trị số hạ thấp mực nước trong các lỗ khoan và trong đới ảnh hưởng của nó được xác định bằng phương pháp thủy lực, sau đó những giá trị này được sử dụng để tính lại lưu lượng khai thác dự kiến của các lỗ khoan. Nhờ phương pháp thủy động lực trị số hạ thấp mực nước ứng với thời gian hút nước thí nghiệm có thể ngoại suy cho toàn bộ thời gian khai thác. Trong trường hớp này sai số do trung bình hóa các thông số địa chất thủy văn nhỏ đi rất nhiều, bởi vì phần lớn các công thức sử dụng để tính trị số hạ thấp mực nước theo thời gian giá trị hệ số thấm đều nằm trong dấu logarit chứ không phải ở dạng lũy thừa bậc một như khi tính trị số hạ thấp mực nước.

Khi kết hợp phương pháp thủy lực với cân bằng lưu lượng của công trình khai thác được tính riêng từ giá trị hồi phục trữ lượng, yêu cầu sự cân bằng của những giá trị này. Đó là điểm khác với phương pháp thủy động lực. Phương pháp thủy động lực xem lượng nước chảy đến công trình khai thác, chuyển động của nước, sự tháo khô lớp chứa nước, sự tăng giá trị cung cấp như một quá trình duy nhất thay đổi theo thời gian. Do đó việc kết hợp phương pháp cân bằng và thủy lực nói chung hiệu quả kém hơn so với sự kết hợp các thông số địa chất thủy văn của lớp chứa nước xác định chưa chính xác (thí dụ trong kactơ) thì kết hợp phương pháp thủy lực và cân bằng là hợp lý hơn cả.

Tất nhiên trong điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt phức tạp thì kích thước của miền cung cấp không lớn, giá trị cung cấp không đều theo thời gian, trữ lượng tĩnh tự nhiên bé thì nên kết hợp đồng thời tất cả các phương pháp. Những thung lũng ở Kadacxtan có dòng mặt trong thời kỳ rất ngắn vào mùa lũ và không phải năm nào cũng có là một thí dụ điển hình.

Việc chọn phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất không chỉ phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn mà còn vào mức độ nghiên cứu quyết định cấp trữ lượng.
Để luận chứng trữ lượng cấp công nghiệp (A,B) phải sử dụng phương pháp kết hợp, nghĩa là kết hợp đồng thời phương pháp thủy lực với thủy động lực hay cân bằng. Việc kết hợp phương pháp thủy lực với cân bằng chỉ trong trường hợp con số trữ lượng được bảo vệ thừa biết nhỏ hơn trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước. Trong điều kiện đặc biệt phức tạp cần kết hợp đồng thời cả ba phương pháp.

Trữ lượng cấp C1 có thể luận chứng nhờ áp dụng một trong những phương pháp đã nêu trên cơ sở tỷ lưu lượng của những lỗ khoan riêng biệt, trên cơ sở tính toán thủy động lực theo giá trị các thông số địa chất thủy văn đã được đánh giá sơ bộ, theo giá trị cung cấp của tầng chứa nước trong điều kiện tự nhiên.

P/s: Các công thức tính các bạn tham khảo trong cuốn Các phương pháp điều tra Điạ chất thủy văn (Đoàn văn Cánh chủ biên)
Tài liệu này mang tính chất tham khảo được trích từ cuốn "Đánh giá trữ lượng nước dưới đất" của n.n Bin deman và L.X.Iiadvin
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
rubypleiku

rubypleiku

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 34
Điểm : 39
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 16/09/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : dai hoc khoa hoc tu nhien

Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Empty
Bài gửi Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. EmptyRe: Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.   Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. I_icon_minitimeTue Nov 29, 2011 9:47 pm Bài viết số 2

thanks
Về Đầu Trang Go down
baphi1007

baphi1007

Thành viên tích cực

Tổng số bài gửi : 2
Điểm : 2
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 12/12/2017
Cơ quan (Trường, lớp) : Trung tâm Quy hoạch tài nguyên

Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Empty
Bài gửi Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. EmptyRe: Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.   Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. I_icon_minitimeTue Dec 12, 2017 8:55 pm Bài viết số 3

thask
Về Đầu Trang Go down
lamcevihegeo

lamcevihegeo

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 20
Điểm : 21
Được cảm ơn : 1
Ngày tham gia : 31/12/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Đoàn QH&ĐT TNN701

Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Empty
Bài gửi Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. EmptyRe: Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.   Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. I_icon_minitimeMon Mar 13, 2023 6:48 pm Bài viết số 4

thanks
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. Empty
Bài gửi Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. EmptyRe: Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.   Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng. I_icon_minitime Bài viết số 5

Về Đầu Trang Go down
 

Tính trữ lượng nước bằng phương pháp cân bằng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Điều tra, thăm dò và cấp nước dưới đất-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 3:40 am.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất