Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
manhhai_dctv

manhhai_dctv

Điều hành diễn đàn

Huy chương : ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Huychu10ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal112
Tổng số bài gửi : 96
Điểm : 160
Được cảm ơn : 30
Ngày tham gia : 11/12/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỔNG HỢP LÂM ANH

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 7:54 pm Bài viết số 1

Chào các bạn!
Ngày nay cùng vói công nghiệp phát triển thì đi kèm với nó là những biến đổi khí hậu như nhiệt độ trái đất tăng lên, nước biển dâng. Quá trình công nghiệp hóa, đồng nghĩa với khai thác nước phục vụ cho công nghiệp ngày càng nhiều. Theo tài liệu quan trắc tại Bình Dương từ năm 2003 đến nay mực nước tại KCN Sóng Thần đã giảm sút đáng kể từ 23,0m, đến hiện tại có những nơi mực nước tới 60,0m từ mặt đất. Quá trình công nghiệp hóa cũng đồng nghĩa với quá trình bê tông hóa, làm giảm sự bổ cập của nước mặt (mưa) cho nước dưới đất. Hơn nữa, rừng đầu nguồn thì ngày một giảm... đây là một trong số những nguyên nhân làm suy giảm trữ lượng nguồn nước cũng như sự xâm nhập mặn của nước biển.
Đây là chủ đề còn mới đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mình đưa ra chủ đề này để gia đình ta cùng tìm hiểu và thu thập tài liệu và chia sẻ. Bạn nào có nhiều thời gian có thể tìm hiểu một số tài liệu của nước ngoài.
Rất mong sự ủng hộ của các bạn./.
Về Đầu Trang Go down
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 9:11 pm Bài viết số 2

Quá trình biến đổi khí hậu như hiện nay với xu hướng làm Trái Đất nóng lên (Năm 2010 được coi là 1 trong 3 năm nóng nhất mọi thời đại) sẽ làm quá trình tan băng diễn ra nhanh chóng. Băng tan đồng nghĩa với nước biển dâng. Điều này làm cho quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào tầng chứa nước nói riêng, tài nguyên nước nói chung ở các tình thành phố ven biển diễn ra nhanh chóng.
Quá trình khai thác nước một cách quá mức như hiện nay của chúng ta (tất yếu của quá trình đô thị hóa, dân số phát triển) tại các vùng tồn tại đồng thời các tầng chứa nước mặn và nhạt làm cho ranh giới mặn nhạt ngày càng xâm nhập sâu hơn vào tầng nước nhạt....
Như vậy xâm nhập mặn đang đặt ra những thách thức lớn cho các nhà quản lý, các nhà địa chất thủy văn chúng ta.
Để bàn về biện pháp ứng phó với xâm nhập mặm thật là khó với cá nhân tôi. ở đây chỉ xin trích dẫn một chút:
- Trong hội nghị VII của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam cũng có những báo cáo về vấn đề này. Trong đó có đoạn: "Có 4 thành phần cơ bản cần thiết để quản lý một cách đúng đắn nguồn tài nguyên nước của chúng ta chống lại sự xâm nhập mặn. 4 thành phần này gồm đo đạc, quan trắc, lập mô hình và sửa đổi. Thành phần đầu tiên: ĐO ĐẠC để xác định và mô tả đặc điểm các điều kiện hiện hữu, để có thể hiểu biết đầy đủ các điều kiện địa chất thủy văn và đặc điểm không gian chi tiết về mặt ranh giới nước mặn. Thứ hai, thiết lập chương trình QUAN TRẮC để quan trắc các điều kiện và đảm bảo đánh giá chính xác, hợp lý sự thay đổi ở mặt ranh giới nước mặn theo thời gian. Điều này có thể thực hiện bằng cách chọn chính xác vị trí các lỗ khoan quan trắc và đảm bảo đủ độ dài ống lọc để quan trắc các thay đổi ở mặt ranh giới nước mặn. Thứ ba, có biện pháp đánh giá và LẬP MÔ HÌNH để đảm bảo dự báo dài hạn hành vi của mặt ranh giới nước mặn dưới tác động của các thay đổi dân số, sử dụng nước, lượng mưa, và các hành động khác có ảnh hưởng tới nước dưới đất. Cuối cùng là, SỰ SỬA ĐỔI, trong đó kết quả dự báo được sử dụng để thay đổi lượng bơm hút và kiểm soát nước mặt, hoặc cân nhắc bơm bổ cập nước để duy trì áp lực nước nhạt nhằm ngăn cản sự xâm lấn hơn nữa của nước mặn."

- Riêng cá nhân tôi có một vài ý kiến:
+ Khai thác hợp lý nước dưới đất: Chúng ta cần tổng hợp toàn bộ tài liệu địa chất thủy văn, tài liệu quan trắc và hiện trạng khai thác ở các vùng tồn tại ranh giới mặn nhạt. Từ đó đưa ra đưa ra những quy hoạch, điều chỉnh, khuyến cáo sao cho khai thác nước một cách hợp lý nhất, vừa đáp ứng nhu cầu dùng nước, kinh tế và đẩy lùi được xâm nhập mặn.
+ Bổ sung nhân tạo nước mưa, nước mặt cho nước ngầm: Tôi đã biết một số đề án bổ cập nước dưới đất với mục đích tích nước ở vùng nghèo nước (Tây Nguyên) hay thoát nước (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh). Dùng để đẩy lùi ranh giới mặn nhạt cũng không phải không thực hiện được.

Hìhì, em chỉ bàn luận trên phương diện xâm nhập mặn nước dưới đất thôi!
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
fat_Mouse

fat_Mouse

Điều hành diễn đàn

Huy chương : ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Huychu10ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal111
Tổng số bài gửi : 550
Điểm : 866
Được cảm ơn : 34
Ngày tham gia : 24/11/2010

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeMon Jan 17, 2011 11:11 am Bài viết số 3

Cái này có vẻ hơi khó thực hiện trong giai đoạn hiện nay!
1. Luật của ta chưa chặt
2. Nghiên cứu cơ sở chưa nhiều (phần nhiều phải dựa vào tài trợ nước ngoài)
3. Mạng lưới quan trắc còn thưa
4. Dù đưa ra cảnh báo, nhưng có gì đảm bảo là dân không khai thác vì 1 lẽ đơn giản không có nước đương nhiên là họ sẽ khoan giếng để dùng!
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là không thể tránh khỏi! và việc ngăn chặn nó là gần như ko thể với chỉ 1 quốc gia như Viet Nam
chúng ta chỉ có thể đưa ra cảnh báo và có chiến lược dài hơi cho cài này!
như là: Dân sẽ dùng nước nào nếu nước bị mặn hết!
và nghiên cứu ra công nghệ để xử lý nước mạn thành nước ngọt (càng rẻ càng tốt) nếu đc cái này là tuyệt nhất!
Về Đầu Trang Go down
samirvnn

samirvnn

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 19
Điểm : 27
Được cảm ơn : 6
Ngày tham gia : 25/01/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : lớp Địa chất thủy văn K46

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 9:27 am Bài viết số 4

thế giới còn không đủ khả năng giải quyết biến đổi khí hậu thì Việt Nam mình lấy cái răng lược gì mà làm ?? nói chung đến số thì ngỏm, nghĩ nhiều cũng chẳng làm nên cơm cháo gì, mình là con muỗi, đốt con bò đến hết đòi nó cũng chẳng chết đâu.
Về Đầu Trang Go down
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Th_310ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 10:01 am Bài viết số 5

Chúng ta không dủ khả năng giải quyết nhưng chúng ta có thể đề ra các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hâu mà!
KHÔNG NÊN suy nghĩ tiêu cực như thế!
Về Đầu Trang Go down
manhhai_dctv

manhhai_dctv

Điều hành diễn đàn

Huy chương : ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Huychu10ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal112
Tổng số bài gửi : 96
Điểm : 160
Được cảm ơn : 30
Ngày tham gia : 11/12/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỔNG HỢP LÂM ANH

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 3:43 pm Bài viết số 6

Đây là chương trình quốc gia đang thực hiện với nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Còn đối với nước ngầm thì còn chưa có. Cái này mình đưa ra là ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU chứ khổi phải là giải quyết biến đổi khí hậu.
Mọi vấn đề đều phải nghiên cứu, thử nghiệm rồi mới nhân rộng được mà bạn. Đừng bi quan thế!
Về Đầu Trang Go down
phamvancuong.dctv

phamvancuong.dctv

Thành viên V.I.P

Huy chương : >>ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal111<<
Tổng số bài gửi : 405
Điểm : 828
Được cảm ơn : 122
Ngày tham gia : 20/09/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : Liên đoàn 8

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeSun Feb 20, 2011 10:30 am Bài viết số 7

Nước mặn xâm nhập 70km trong mùa khô ở ĐBSCL







ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Avatar

Theo
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong mùa khô năm nay, từ tháng Hai
đến tháng Năm, nước mặn xâm nhập sâu 70km tại Đồng bằng sông Cửu Long.




Trên
sông Cửa Tiểu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,9‰, nước mặn
có độ mặn từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập tới xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang.

Nước mặn gây hại cây trồng (trên 4‰) đã xâm nhập sâu 30km, đến ấp Bình Ninh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Trên
sông Cửa Đại, độ mặn trung bình tại cửa biển là 32‰, nước mặn có độ mặn
từ 0,1-0,4‰ đã xâm nhập đến khu vực Phú Đức, Phú Túc của tỉnh Bến Tre,
cách cửa biển 60-70km.

Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Định, cách cửa biển 40km.

Trên
sông Hàm Luông, tại cửa biển, hiện độ mặn trung bình là 29,5‰, nước mặn
có độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập sâu 70km, đến khu vực Long Thới, huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh.

Hiện nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 45km trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Trên
sông Cổ Chiên, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 32,8‰; nước mặn
có độ mặn 0,3‰, xâm nhập sâu 70km. Nước mặn có độ mặn gây hại cây trồng
đã xâm nhập sâu 35km trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh.

Trên
sông Cung Hầu, hiện độ mặn trung bình tại cửa biển là 30,2‰. Nước mặn có
độ mặn 0,3‰ đã xâm nhập đến khu vực Trung Mỹ Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long. Nước mặn gây hại cho cây trồng đã xâm nhập sâu 30-35km, đến
khu vực Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Trên sông Định An, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ mặn 0,1‰.

Ngoài ra, nước mặn gây hại cho cây trồng cũng đã xâm nhập đến khu vực An Thạnh (Sóc Trăng), sâu 35km.

Trên
sông Trần Đề, độ mặn trung bình tại cửa biển là 29,7‰. Nước mặn có độ
mặn 0,1‰ đã xâm nhập tới xã Phú Hữu (Hậu Giang), sâu 70km. Nước mặn gây
hại cho cây trồng đã xâm nhập đến khu vực Long Đức (Trà Vinh), sâu 30km.

Theo
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2011, độ mặn ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long nhìn chung thấp hơn cùng kỳ năm 2010. Độ mặn cao nhất năm
2011 rơi vào khoảng tháng 3 đến giữa tháng 4.

Tại các sông chính
vùng này, độ mặn 4‰ (gây hại cây trồng) xâm nhập sâu 30-40 km tính từ
cửa sông. Cộng với hiện tượng La Nina còn kéo dài đến những tháng đầu
năm 2011 nên sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại những
khu vực chịu ảnh hưởng gặp khó khăn./.

Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.com
thaivanhieptnn_ninhthuan

avatar

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 45
Điểm : 56
Được cảm ơn : 2
Ngày tham gia : 30/10/2010

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeThu Mar 10, 2011 10:48 am Bài viết số 8

chủ đề mới
Về Đầu Trang Go down
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeSat Mar 12, 2011 8:53 am Bài viết số 9

Một bài liên quan lấy từ Hội đập lớn:


Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ta nên làm gì?
Môi
trường thế giới ngày càng bị ô nhiễm, khí thải phát ra ngày càng nhiều,
nhiệt độ trên bề mặt trái đất ngày càng tăng thêm. Nước biển nóng lên
tự dãn nở ra. Băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các vùng núi cao ngày
càng tan dần ra. Mực nước biển ngày càng dâng cao lên làm ngập chìm các
vùng đất thấp. Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại
khi mực nước biển dâng cao lên


Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ta nên làm gì?

Lê Vĩnh Cẩn






ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1
Môi trường thế giới ngày càng bị ô nhiễm, khí thải phát ra ngày càng nhiều, nhiệt độ trên bề mặt trái đất ngày càng tăng thêm. Nước biển nóng lên tự dãn nở ra. Băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các vùng núi cao ngày càng tan dần ra. Mực nước biển ngày càng dâng cao lên làm ngập chìm các vùng đất thấp. Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại khi mực nước biển dâng cao lên. Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (tháng 6 - 2009)” của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì:


- Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.

- Trong những năm tới lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta.

- Nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 37,8% diện tích các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm trong nước biển.

Bài: “Chủ
động thích nghi, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu” đăng trên Cổng
Thông tin Điện tử của Chính phủ ngày 16/2/2011 cho biết Chính phủ đã tính tới kịch bản nước biển dâng 2m.


Lương
thực chính của nước ta là lúa gạo, nhưng khi nước biển dâng lên thì
diện tích trồng lúa nước ở các vùng đồng bằng sẽ ngày càng bị thu hẹp
lại, trong khi đó thì dân lại ngày càng đông thêm. Nhập
khẩu lương thực khi đó cũng sẽ rất khó khăn và rất đắt vì các vùng
trồng lương thực ở các vùng đất thấp trên thế giới cũng sẽ bị ngập tương
tự như ta. Vậy lấy gì cho dân ăn? Trước tình hình đó, tôi xin phép nêu lên những suy nghĩ của tôi như sau:


1. Bảo vệ thật tốt đất sản xuất lương thực đã có sẵn:

1.1. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông:

Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng hệ thống đê biển để bảo vệ đồng ruộng. Việc làm đó là hết sức cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Cụ thể là:

- Khi
mực nước biển đã cao hơn đáng kể so với đồng ruộng bên trong, nếu xảy
ra sự cố gì để nước biển tràn vào thì sau đó việc rửa mặn cho đồng ruộng
cũng không hề đơn giản. Vì vậy sau đê cần có
thêm hệ thống đường giao thông chạy ngang, chạy dọc để phân những vùng
thấp dưới mực nước biển thành những ô nhỏ nhằm hạn chế thiệt hại khi
nước biển tràn vào. Các cống trong hệ thống đường giao thông này cần có cửa đóng mở. Việc
đóng mở những cửa cống này cũng không thể làm một cách tùy tiện, mà cần
theo sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền địa phương.


- Khi có mưa lớn, nước ở vùng cao hơn có thể chảy xuống những vùng thấp hơn mực nước biển. Vì
vậy cũng cần có mương để đưa nước ở những vùng cao hơn mực nước biển ra
sông hoặc ra biển, không cho chảy xuống vùng thấp hơn mực nước biển.


- Các tuyến đê sông ở gần biển cũng cần phải đắp thêm cho cao hơn. Nếu sông chưa có đê thì cần đắp đê để ngăn nước biển chảy ngược theo sông vào đồng ruộng. Các dòng sông khi ra đến gần biển thường mở rộng ra để thoát nước cho dễ. Vì
vậy đê ở gần những nơi sau này sẽ thấp hơn mực nước biển cũng cần phải
tính toán xem nên nâng cao thêm đê hay cần bỏ đê cũ, đắp đê mới để mở
rộng cửa sông cho nước dễ thoát hơn. Theo tôi
nghĩ nên tiếp tục nâng cao thêm đê vì tuy không những đê gần biển phải
nâng cao thêm, mà đê phía trên cũng cần được nâng cao thêm để ngăn nước
trong mùa mưa lũ, nhưng sẽ có những cái lợi sau:


+ Không mất thêm đất sản xuất lương thực cho thủy thần.

+ Về mùa khô, sông vẫn có nước chảy nên có thể giảm bớt được việc xâm nhập mặn. Thậm
chí đối với các sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nếu ta đắp đê cho thật chắc
chắn để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và đắp đê mới thu hẹp bớt cửa
sông lại cho cửa sông chỉ rộng bằng bề ngang của sông ở phía trên, mực
nước sông ở gần biển sẽ tự dâng cao lên, tạo ra dòng chảy, xâm nhập mặn
sẽ giảm hẳn đi, đồng thời ta cũng sẽ lại được thêm một ít đất cho sản
xuất lương thực.


- Các khu dân cư nằm trong vùng thấp hơn mực nước biển cũng cần được nâng cao thêm để cuộc sống của nhân dân được đảm bảo hơn.

Như
vậy hệ thống đê biển, đê sông và hệ thống đường trong vùng đất thấp hơn
mực nước biển sẽ rất lớn và đòi hỏi sẽ phải đầu tư rất lớn. Ở
nước ta, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng là vùng đồng
bằng sông Cửu Long, nhưng vùng này lại có rất nhiều sông và kênh rạch,
nên khối lượng đê sông, đê biển của vùng này rất lớn. Mực nước biển muốn dâng cao thêm 1m cũng phải mất nhiều chục năm hoặc hàng trăm năm. Vì
vậy việc đắp đê biển, đê sông có thể làm dần từng bước dưới sự chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với tình hình cụ thể và khả năng kinh
tế của nước ta. Đối với các khu dân cư nằm trong
vùng đất thấp so với mực nước biển, Nhà nước nên đầu tư để dần dần nâng
cao đường xá, nâng cao nền nhà và sân của các công trình phúc lợi công
cộng như trường học, nhà trẻ, bệnh xá, chợ,…Nền nhà và sân của trụ sở Ủy
ban Nhân dân, các cơ quan Nhà nước,… cũng cần được nâng cao thêm. Đồng thời Nhà nước cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân tự nâng cao nền nhà và sân nhà của mình.


1.2. Giải quyết nước ngọt cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của dân:

Có hệ thống đê biển, đê sông rồi vẫn chưa đủ. Khi mực nước biển đã dâng cao lên đáng kể, các sông ở đồng bằng sẽ bị xâm nhập mặn, có nơi đến hàng trăm km. Nước mặn không thể dùng cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của dân. Vậy lấy đâu ra nước ngọt cho sản xuất lương thực, cho sinh hoạt của dân và cho các nhu cầu của công nghiệp? Trong bài: “Nên sử dụng nguồn nước sông Đà ở phía dưới đập thủy điện Hòa Bình như thế nào?” đăng trên trang Web www.vncold.vn
của Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam ngày 23/06/2010, tôi
đã đề xuất việc xây đập thấp trên sông Đà và đắp thêm 1 đê nữa chạy song
song với bờ sông Đà và đê sông Hồng tạo thành mương dẫn nước lớn để
nước sông Đà tự chảy vào hệ thống thủy lợi đã có sẵn phục vụ thoải mái
nước cho sản xuất nông nghiệp phần hữu ngạn sông Hồng của Hà Nội và các
tỉnh Hà Nam, Nam Định. Không những thế sông Tô
Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích đã và sẽ bị ô nhiễm nặng nề sẽ có
nước sông Đà chảy vào làm cho dòng sông luôn luôn đầy nước và trở nên
trong lành. Đối với vùng gần biển, ta chỉ cần làm
thêm các mương dẫn nước ngọt để dẫn nước từ mương lớn ở cạnh sông Hồng
về phục vụ cho các nhu cầu đã nói ở trên trong vùng đất thấp hơn mực
nước biển.


Đối với các vùng khác ta cũng có thể làm tương tự, cụ thể là:

- Vùng tả ngạn sông Hồng: Trong những năm gần đây, về mùa cạn mực nước sông Hồng xuống rất thấp, không thể bơm nước cho đồng ruộng được. Vì
vậy mỗi năm Nhà nước đã phải mấy lần cho các hồ thủy điện Hòa Bình,
Thác Bà, Tuyên Quang đồng loạt xả lũ để các tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng có nước bơm vào đồng ruộng. Nhìn trên bản đồ, ta thấy sông Phó Đáy chảy vào sông Lô ở ngay gần ngã ba sông Lô và sông Hồng. Vì
thế cũng có thể làm tương tự như đối với sông Đà và sông Hồng, nhưng có
thể không cần phải xây đập chắn trên sông Lô và con đê mới đắp thêm bên
tả ngạn sông Lô cần đắp lên đến nơi mà chỗ sâu nhất của đáy sông Lô cao
ngang với đáy của con mương lớn dẫn nước được tạo ra do đắp thêm đê ở
gần ngã ba sông Lô và sông Hồng. Như thế khi nước
sông Phó Đáy không đủ để cung cấp nước cho các tỉnh đồng bằng bên tả
ngạn sông Hồng thì đã có nước sông Lô chảy vào. Ngược lại khi nước sông Phó Đáy nhiều thì sẽ theo mương chảy ngược lên sông Lô. Thuyền bè vẫn có thể đi được từ sông Phó Đáy sang sông Lô và ngược lại. Tàu thuyền vẫn có thể đi lại bình thường trên dòng sông Lô. Đê
mới đắp trên sông Lô cần cách xa bờ sông một chút vì còn phải đào rạch
cho sâu xuống thì nước mới có thể dễ dàng chảy qua được. Làm
như vậy thì chỉ cần mở cống là nước sông Lô và nước sông Phó Đáy có thể
tự chảy vào hệ thống nông giang đã có sẵn, cung cấp nước thoải mái cho
sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái
Bình, phần tả ngạn sông Hồng của Hà Nội và phần lớn tỉnh Hải Dương. Vùng
Thái Bình, vùng phía nam Hưng Yên và phía nam Hải Dương, sau này nếu
thấp hơn mực nước biển cũng sẽ vẫn có nước ngọt thoải mái để cung cấp
cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.


- Vùng Quảng Ninh: Có thể lấy nước từ các hồ thủy lợi, thủy điện trong vùng để cung cấp nước ngọt cho vùng thấp hơn mực nước biển.

- Vùng Ninh Bình: Có thể làm đối với sông Bôi và sông Đáy tương tự như làm đối với sông Đà và sông Hồng.

- Vùng ven biển Trung Bộ: Về
mùa khô, gió tây nam thổi sang rất khô và rất nóng, hạn hán nghiêm
trọng thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đã
có nhiều bài báo nói về hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô năm 2010 ở
Miền Trung và nỗi khổ của người dân trong vùng do thiếu nước sinh hoạt, Biến đổi khí hậu làm cho mùa khô càng ít mưa hơn, ngược lại mùa mưa lại càng mưa nhiều hơn. Nên trong thời gian tới, thiên tai ở Miền Trung có thể lại càng khốc liệt hơn. Trong bài: “Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung?” đăng trên trang Web www.vncold.vn
ngày 14/02/2011, tôi đã đề nghị Đảng và Nhà nước cho phép xây dựng các
đập thủy điện, thủy lợi cao hơn, to hơn, chắc chắn hơn với điều kiện giá
thành phát điện không được cao hơn giá thành phát điện của các nhà máy
phát điện chạy bằng than phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu được như vậy sẽ hạn chế được lũ lụt ở Miền Trung, giao thông sẽ đỡ bị gián đoạn, nhà cửa, tài sản, hoa màu, vật nuôi và tính mạng của nhân dân sẽ đỡ bị thiệt hại hơn nhiều. Không
những thế, ta sẽ có thêm được rất nhiều điện, trong mùa khô sẽ có rất
nhiều nước, khí hậu các tỉnh ven biển Miền Trung sẽ phần nào bớt khô và
bớt nóng hơn. Khi đó ta chỉ việc lấy nước từ các hồ thủy lợi, thủy điện trong vùng để cung cấp nước ngọt cho vùng thấp hơn mực nước biển.


- Vùng Đông Nam Bộ: Có thể lấy nước từ các hồ thủy lợi, thủy điện trong vùng để cung cấp nước ngọt cho vùng thấp hơn mực nước biển.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Bài: “Nước mặn xâm nhập 70 km trong mùa khô tại ĐBSCL” đăng trên trang Web www.thiennhien.net ngày 17/02/2011 cho biết:
“Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong mùa khô năm nay, từ tháng 2
đến tháng 5, nước mặn sẽ xâm nhập sâu 70 km tại đồng bằng sông Cửu
Long”. Như vậy khi mực nước biển dâng cao thêm 1m, thì trên sông Cửu Long xâm nhập mặn có lẽ sẽ sang đến tận Căm Pu Chia. Việc đưa nước ngọt từ Căm Pu Chia về đồng bằng sông Cửu Long không hề đơn giản. Việc đưa nước từ các sông ở vùng Đông Nam Bộ về cũng rất xa, rất tốn kém và khả năng nước của các sông này cũng chỉ có hạn. Vì vậy cần phải nghĩ đến chuyện tạo nguồn nước ngọt ngay tại chỗ. Theo
tôi nghĩ nên tìm nơi thuận lợi xây dựng các đập có cửa đóng mở lớn ở
tất cả các sông trong vùng, trừ 1 nhánh của sông Tiền và 1 nhánh của
sông Hậu. Đầu mùa lũ, tùy theo mức chênh lệch mực nước giữa sông và biển, sẽ mở dần dần các cửa đó ra. Giữa mùa lũ, tất cả các cửa cần mở để thoát lũ cho nhanh. Hết mùa lũ, khi dòng chảy trên các sông đã yếu, tùy theo dòng chảy ở từng nơi, đóng dần các cửa đó lại. Về mùa khô tất cả các cửa được đóng lại để giữ nước ngọt và ngăn nước mặn. Việc đóng hoặc mở các cửa ở dưới đập, cần làm theo sự chỉ huy thống nhất của Ban Chỉ đạo cấp vùng. Như
vậy việc đóng và mở các cửa ở dưới đập này không hề ảnh hưởng gì đến
những vùng cần cho nước ngập trong mùa mưa để lấy thêm phù sa làm cho
đất thêm màu mỡ. Thậm chí vào những năm như năm
2010, nước sông Cửu Long không dâng lên cao để đưa phù sa vào một số
vùng, nếu có đập ta chỉ cần đóng một vài cửa lại, nước sông sẽ dâng lên
cao hơn để đưa phù sa vào những vùng đó. Trên 2 nhánh còn lại của sông Tiền và sông Hậu, nên đắp đê ở giữa sông dài khoảng vài chục km để chia mỗi nhánh thành 2 phần. Một phần cũng xây đập có những cửa đóng mở lớn và cũng đóng cửa lại trong mùa khô để giữ nước ngọt và ngăn nước mặn. Phần bên kia không xây đập để cho nước chảy tự do. Về
mùa khô, do tất cả các cửa đều đóng lại, chỉ còn lại 2 dòng chảy tự do
nên nước sông sẽ tự dâng cao lên và chảy ra biển theo 2 dòng chảy này. Như
vậy xâm nhập mặn sẽ bị đẩy lùi và chỉ có thể chảy ngược lại vào 2 dòng
chảy này một đoạn khi nước thủy triều dâng lên, tàu thuyền từ ngoài biển
vẫn có thể vào được cảng Cần Thơ, thậm chí có thể lên được đến tận biên
giới Căm Pu Chia. Nếu dòng chảy quá mạnh, ta có thể mở vài cửa để nước thoát ra biển ở nơi khác và hạ bớt mực nước trong các sông. Đoạn
đê dài mấy chục km đắp giữa sông để chia sông thành 2 phần, cũng cần
phải khảo sát kỹ lòng sông, các đảo, các bãi ở giữa sông để có phương án
tốt nhất sao cho vừa dễ đắp vừa đảm bảo được điều kiện: Khi nước thủy
triều dâng lên, nước biển chỉ có thể chảy ngược được một đoạn trong dòng
chảy, không vào được sông, ngược lại khi nước thủy triều rút xuống
thấp, dòng chảy cũng không chảy quá mạnh để tàu thuyền qua lại được dễ
dàng. Mực nước sông luôn luôn cao hơn mực nước biển. Vì
thế khi mực nước biển dâng cao thêm thì đoạn đê ở giữa sông cũng phải
đắp dài thêm về phía thượng nguồn thì mới đảm bảo được điều kiện trên. Nhìn trên bản đồ tôi thấy trong các sông nhánh của sông Tiền có nhánh sông Cửa Tiểu khá nhỏ so với các nhánh khác. Không
biết có thể dùng nhánh này làm dòng chảy vào mùa khô, không cần đắp đê ở
giữa sông để chia sông làm 2 phần mà vẫn đảm bảo điều kiện trên được
không? Kính mong các chuyên gia thủy lợi giúp đỡ.


2. Phát triển thêm các vùng trồng lúa nước ở miền núi:

Mối
lo rất lớn khi xây dựng các hồ thủy điện, thủy lợi là lòng hồ sẽ ngày
càng đầy lên do đất bị xói lở trôi xuống làm cho tuổi thọ của công trình
giảm sút, không còn đủ nước để chạy máy phát điện hoăc cung cấp nước
cho đồng ruộng ở dưới hạ lưu. Vì vậy ta phải bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn để chống xói lở đất. Rừng cũng chỉ hạn chế được một phần và kéo dài thêm tuổi thọ cho hồ mà thôi. Sau nhiều chục năm hoặc hàng trăm năm sau, do bị đất lấp đầy nhiều hồ sẽ không dùng cho thủy điện và thủy lợi được nữa. Về điện, khi đó liệu ta có được năng lượng gì khác để thay thế cho thủy điện hay không? Hiện nay ngoài thủy điện ta đã có nhiệt điện chạy than, chạy khí, chạy dầu và sắp tới sẽ có điện hạt nhân. Đến
khi đó thì than và dầu khí cũng đã cạn nhưng khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển, khả năng có nguồn năng lượng thay thế thủy điện vẫn có
thể xảy ra. Nhưng đối với thủy lợi có lẽ ta sẽ phải xây hồ khác hoặc nâng cao thêm đập chắn để tích thêm nước. Đến thời gian này, dân số nước ta cũng đã tăng lên rất nhiều, sẽ đòi hỏi thêm rất nhiều lương thực. Đối
với các hồ thủy điện, thủy lợi đã bị đất lấp đầy và không dùng được đó,
ta chỉ việc xẻ thành đập một chút cho nước chảy xuống sẽ lộ ra một vùng
đất bằng phẳng, rất rộng rãi, có con sông chảy qua. Vùng đất bằng phẳng này sẽ rất phì nhiêu do trước đây đã có rất nhiều đất mùn từ trên rừng núi chảy xuống. Khi đó ta có thể xây dựng đồng ruộng ở đây. Như
vậy chính những hồ thủy điện, thủy lợi to lớn hiện nay, sau này sẽ biến
thành những cánh đồng trồng lúa nước phì nhiêu, rộng lớn. Khi
đó sẽ nghĩ đến chuyện cứ để nước chảy xuống thành thác nước cho đẹp hay
nên sửa nhà máy thủy điện cũ để lấy ngay nước ở chỗ xẻ thành đập cho
nước chảy ra đó. Nhà máy lúc này sẽ có công suất nhỏ hơn nhiều so với nhà máy cũ vì lúc này mức nước chênh lệch đã giảm hẳn đi. Nếu sửa nhà máy thì ở phía trên cũng nên tạo 1 hồ điều hòa để nước chảy đều đặn vào nhà máy.

Bài: “Chủ động thích nghi, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu” cũng cho biết: Trong
kết luận phiên họp sáng ngày 16/2/2011 về Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói:
“Trước
tình hình được dự báo ngày càng nghiêm trọng, chúng ta cần nhận thức
nghiêm túc, coi đây là vấn đề sống còn đối với đất nước”.
Kính
mong Đảng và Nhà nước cho thu thập ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học
và ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân để có những giải pháp tốt nhằm
làm cho đất nước ta luôn luôn vững vàng trước thiên tai, tiến nhanh,
tiến mạnh thành nước công nghiệp tiên tiến trong tương lai gần.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeSat Mar 12, 2011 8:59 am Bài viết số 10

Một trang nữa có rất rất nhiều bài viết về Biến đổi khí hậu.
Bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu
Code:
http://www.thiennhien.net/content/?page=17
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeSat Mar 12, 2011 9:02 am Bài viết số 11

Đọc thêm bài này.
Attachments
NNTranHaLanBDKH.pdf
You don't have permission to download attachments.
(954 Kb) Downloaded 24 times
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Th_310ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeThu Jul 07, 2011 4:59 pm Bài viết số 12

ko còn ai có ý kiến nữa sao???
đề tài này đang nóng và rất cần thiết trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
xin các bạn cho y kiến tiếp
Về Đầu Trang Go down
uninunin

uninunin

Thành viên thân thiết

Tổng số bài gửi : 16
Điểm : 16
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 23/07/2011
Cơ quan (Trường, lớp) : ĐH Tôn Đức Thắng

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitimeSun Jul 24, 2011 6:11 pm Bài viết số 13

Chủ đề này rất hay!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Empty
Bài gửi ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU EmptyRe: ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU   ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I_icon_minitime Bài viết số 14

Về Đầu Trang Go down
 

ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Điều tra, thăm dò và cấp nước dưới đất-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 9:06 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất