Message :
Signature :
Background :
Share | 
 

 LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin

Quản lý diễn đàn

Huy chương : >>LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH Th_1010<<
Tổng số bài gửi : 1659
Điểm : 3444
Được cảm ơn : 800
Ngày tham gia : 24/08/2010
Cơ quan (Trường, lớp) : diachatthuyvan.net

LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH Empty
Bài gửi LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH EmptyLUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH   LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH I_icon_minitimeWed Oct 20, 2010 9:54 am Bài viết số 1

LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNGCHỮA BỆNH
ĐẶNG HỮU ƠN
Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản
Tóm tắt: Định nghĩa về nước khoáng đã được nêu trong LuậtKhoáng sản. Nhưng để phân biệt nước khoáng với nước thông thường phải có bảngchỉ tiêu và các tiêu chuẩn. Trên cơ sở phân tích giá trị tối thiểu của các chỉtiêu có hoạt tính đối với cơ thể con người, các bảng chỉ tiêu và tiêu chuẩn củacác nước trên thế giới và giá trị thường gặp của các chỉ tiêu trong các nguồnnước khoáng đã gặp ở nước ta tác giả đã đưa ra bảng các chỉ tiêu và tiêu chuẩnnước khoáng chữa bệnh ở nước ta như sau: Độ khoáng hoá ³ 1000 mg/l; khí CO2tự do ³ 500 mg/l; tổng H2S+HS- ³ 1 mg/l; Nồng độ H2SiO50 mg/l; Fe+2+Fe+3³ 10 mg/l; as ³ 0,7 mg/l; Br ³ 5mg/l; I ³ 1 mg/l; Rn ³ 1 nCi/l; Ra ³ 10-11 g/l và nhiệt độ ³ 300C.
Theo quy định của LuậtKhoáng sản [2] "Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ratrên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ caotheo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhànước Việt Nam cho phép sử dụng".
Từ định nghĩa trên tathấy nước khoáng phân biệt với nước thông thường bởi những đặc điểm sau:
- Có chứa các chất hoàtan với nồng độ cao.
- Có chứa ít nhất một haymột vài hợp phần vô cơ (H2SiO3, H2S, CO2)hay hữu cơ và các ion (Fe, As, Br, I), có hoạt tính sinh học với nồng độ nhấtđịnh.
- Có một hay một số tínhchất vật lý đặc biệt (như nhiệt độ và hoạt tính phóng xạ) đạt tới giới hạn nàođó.
Như vậy, để phân biệtnước khoáng với nước thông thường cần phải xác định tiêu chuẩn giới hạn dưới(hay tiêu chuẩn tối thiểu) của các chỉ tiêu trên. Trong công trình này, chúngtôi muốn đưa ra những luận cứ khoa học để chọn tiêu chuẩn giới hạn dưới của độkhoáng hoá, hàm lượng CO2, H2S, H2SiO3,Fe, As, Br, I, Rn, Ra và nhiệt độ của nước. Những luận cứ đó được xây dựng trên3 cơ sở:
- Giá trị hay nồng độ tốithiểu của các chỉ tiêu để có hoạt tính đối với cơ thể con người.
- Giá trị hay nồng độ tốithiểu của các chỉ tiêu đã được nhiều nước trên thế giới thừa nhận.
- Giá trị thường gặp theosự thống kê các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta.
Cơ sở thứ ba được đưa ralà xuất phát từ mục đích sử dụng hợp lý các nguồn nước khoáng. Cho đến nayngười ta đã phát hiện ở nước ta có 287 nguồn nước khoáng [6]. Trong đó ở miềnTây Bắc Bộ có 87 nguồn, Đông Bắc Bộ: 14 nguồn, đồng bằng Bắc Bộ: 17 nguồn, BắcTrung Bộ 22 nguồn, Duyên hải Nam Trung Bộ 56 nguồn, Cao nguyên Nam Trung Bộ 24nguồn, Đông Nam Bộ 13 nguồn và đồng bằng Sông Cửu Long 54 nguồn.
I. ĐỘ KHOÁNG HOÁ CỦANƯỚC
Về chỉ tiêu độ khoánghoá, trong tiêu chuẩn của nhiều nước quy định phải đạt từ 1 g/l trở lên [3, 4,5]. Riêng Ivanov và Nevraev (ở Liên Xô trước đây) đề nghị độ khoáng hoá phảiđạt từ 2 g/l trở lên [1]. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do ở những vùng khan hiếmnước thuộc Liên Xô trước đây trong tiêu chuẩn nước uống thông thường đã quyđịnh độ khoáng hoá 1,5 - 2,5 g/l.
Theo tài liệu thống kêcác nguồn nước khoáng ở nước ta, độ khoáng hoá trung bình dao động trong khoảng970 - 13983 mg/l, trung bình 3476 mg/l (chi tiết cho từng miền địa chất thủyvăn nêu trong Bảng 1).
Bảng 1. Độ khoáng hoá của các nguồn nước khoáng đãgặp ở Việt Nam (mg/l)

TT

Miền

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ

233 - 5085

1435

2

Đông Bắc Bộ

214 - 21896

3002

3

Đồng bằng Bắc Bộ

432 - 31871

13983

4

Bắc Trung Bộ

150 - 14269

1637

5

Nam Trung Bộ

69 - 7864

1266

6

Cao nguyên Nam Trung Bộ

81 - 4203

970

7

Đông Nam Bộ

152 - 10060

2723

8

Trung và Tây Nam Bộ

174 - 27367

2789
ở nước ta, độ khoáng hoáquy định cho nước uống thông thường < 1 g/l. Do vậy, để tận dụng triệt đểcác nguồn nước khoáng phục vụ cho việc điều dưỡng, chữa bệnh, phù hợp với quyđịnh của nhiều nước trên thế giới và hợp lý trong mối quan hệ với nước uốngthông thường, chúng tôi đề nghị giới hạn dưới độ khoáng hoá của nước khoángchữa bệnh 1 g/l.
II. THÀNH PHẦN KHÍ
Trong số các khí hoà tantrong nước, khí carbonic (CO2) và sulfur hydro (H2S) cóhoạt tính sinh học rất rõ rệt. Khi ngâm tắm, chúng làm cho huyết mạch lưuthông. Khi uống, chúng làm tăng tiết dịch vị của dạ dày. Để CO2, H2Scó hoạt tính sinh học, theo các nhà dược học, hàm lượng tối thiểu của CO2:500 mg/l và H2S: 1 mg/l.
Về hàm lượng hai loại khínày, các nước có những quy định khác nhau. Hàm lượng CO2 có thể là250, 500, 750, 1000 mg/l, còn H2S + HS-1, 5, 10, 20, 30 mg/l. Để cótiêu chuẩn giới hạn dưới phù hợp với nước ta, có lẽ cần phải xem hàm lượng củachúng trong các nguồn nước khoáng đã phát hiện.

Bảng 2. Hàm lượng khí CO2 và H2S+ HS- trong các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta (mg/l)

TT

Miền ĐCTV

CO2

H2S + HS-

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ

195 - 1500

536

0,40 - 1,50

0,50

2

Đông Bắc Bộ

750 - 2280

1613

1,66 - 5,60

4,09

3

Đồng bằng Bắc Bộ

299

299



4

Bắc Trung Bộ

399

399

3,46 - 15,9

8,21

5

Nam Trung Bộ

400 - 757

589

0,02 - 15,0

7,51

6

Cao nguyên Nam Trung Bộ

1030

1030

4,0

4,0

7

Đông Nam Bộ

506 - 1200

870



8

Trung và Tây Nam Bộ

141

141



Trung bình


685


4,86
Từ kết quả thống kê tathấy hàm lượng trung bình của CO2 trong nước khoáng ở nước ta daođộng trong khoảng 141 - 1613 mg/l, trung bình 685 mg/l. Còn H2S :0,5 - 8,21mg/l, trung bình 4,86 mg/l (chi tiết cho từng miền ĐCTV xem trongBảng 2).
Như vậy, phần lớn cácnguồn nước khoáng carbonic ở nước ta có hàm lượng CO2 lớn hơn 500mg/l và H2S lớn hơn 1 mg/l. Dựa vào những cơ sở phân tích ở trên,chúng tôi đề nghị lấy giới hạn dưới của hàm lượng CO2 trong nướckhoáng 500 mg/l và H2S + HS-: 1mg/l.
III.CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG VÀ HỢP CHẤT KHOÁNG
Trong nước khoáng hầu nhưcó mặt hầu hết các nguyên tố hóa học. Trong số các nguyên tố và hợp chất khoángthì H2SiO3, As, Br, I có hoạt tính sinh học đối với cơthể con người.
Về hợp chất H2SiO3,hàm lượng của nó trong nước phải đạt 50 mg/l mới gây được phản ứng đối với cơthể con người. Trong tiêu chuẩn nước khoáng của một số nước hàm lượng H2SiO350 – 100 mg/l, còn phần lớn 50 – 70 mg/l. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hàmlượng trung bình của H2SiO3 trong các nguồn nước khoángđã gặp ở nước ta – 63 mg/l, (chi tiết xem Bảng 3). Dựa vào những cơ sở trên,chúng tôi đề nghị quy định hàm lượng tối thiểu H2SiO3trong nước khoáng 50 mg/l.
Nước khoáng sắt có tácdụng dược học và điều trị chữa bệnh khi hàm lượng Fe+2+Fe+3trong nước ít nhất là 10 mg/l. Nước được phân ra 2 loại: sulfat sắt vàbicarbonat sắt. Trong nước sulfat sắt, sắt tồn tại dưới dạng Fe+2 vàFe+3 còn trong nước bicarbonat sắt chỉ tồn tại dưới dạng Fe+2.Phần lớn các nước trên thế giới đều lấy hàm lượng Fe+2+Fe+3bằng 10 mg/l làm giới hạn dưới. ở nước ta trong các nguồn nước khoáng đã gặp,hàm lượng sắt trung bình dao động trong khoảng 0,23 - 22,51 mg/l. Chỉ có mộtvài nguồn ở miền Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Đông Nam Bộ được xem là nướckhoáng sắt (xem Bảng 3). Trên cơ sở hàm lượng tối thiểu của sắt có tác dụngđiều trị và chữa bệnh cũng như sự khan hiếm của chúng ở nước ta, chúng tôi đềnghị lấy hàm lượng tối thiểu của sắt 10 mg/l.
Bảng 3. Hàm lượng H2SiO3 vàFe trong các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta (mg/l)

TT

Miền

H2SiO3

Fe

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ

13,00 - 84,50

43,13

0,01 - 18,59

2,73

2

Đông Bắc Bộ

12,00 - 94,08

44,51

0,02 - 135,40

14,61

3

Đồng bằng Bắc Bộ

10,84 - 104,00

35,67

0,03 - 56,21

12,22

4

Bắc Trung Bộ

26,00 - 95,00

70,79

0,01 - 15,00

2,44

5

Nam Trung Bộ

32,00 - 163,50

79,32

0,04 - 1,52

0,28

6

Cao nguyên Nam Trung Bộ

22,00 - 114,00

74,08

0,03 - 0,60

0,23

7

Đông Nam Bộ

62,53 - 151,00

101,82

0,03 - 272,42

22,51

8

Trung và Tây Nam Bộ

16,00 - 104,00

55,86

0,02 - 32,00

1,16
Từ lâu người ta đã biếtsử dụng nước khoáng với hàm lượng cao của Br, I để chữa bệnh. Về hàm lượng Br,phần lớn các nước trên thế gới quy định 5 mg/l. Hàm lượng trung bình của Brtrong các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta là 13 mg/l, (xem Bảng 4). Như vậy,có thể quy định giới hạn dưới của Br trong nước khoáng ở nước ta là 5 mg/l.
Iod là một chất có dượcđộng lực rất mạnh. Tác dụng của nó có thể nhận thấy ngay cả khi hàm lượng củanó 1 mg/l. Phần lớn các nước trên thế giới đều lấy giới hạn dưới của hàm lượngiod là 1 mg/l, chỉ có 2 quốc gia Tiệp Khắc và Liên Xô trước đây quy định là 5mg/l. Hàm lượng trung bình của iod trong các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta1,89 mg/l, (xem Bảng 4). Dựa vào những cơ sở trên, chúng tôi đề nghị hàm lượnggiới hạn dưới của iod trong nước khoáng là 1 mg/l.
Arsen là một nguyên tốrất độc hại. Mức độc của nó chỉ 2 – 3 mg cũng đã cảm nhận thấy. Chính vì vậy,trong y học, để chữa bệnh bằng nước khoáng arsen, người ta thường quy định chỉsử dụng đến 0,7 mg/l As2O3. Một số tác giả khác thì chorằng, để nhận biết đặc điểm của nước khoáng arsen, hàm lượng tối thiểu của H2AsO3phải đạt 1 mg/l. Dựa vào những cơ sở trên, chúng tôi đề nghị giới hạn dưới củanước khoáng arsen là 0,7 mg/l.
Hàm lượng arsen trong cácnguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta rất thấp. Giá trị trung bình của nó dao độngtrong khoảng 0,0045 - 0,1 mg/l, trung bình 0,1mg/l.
Bảng 4. Hàm lượng các nguyên tố F, As, Br, I trongcác nguồn nước khoáng
đã gặp ở nước ta (mg/l)

TT

Miền

As

Br

I

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ



0,13 - 0,7

1,50

0,01 - 2,1

0,71

2

Đông Bắc Bộ

0,05

0,05

0,13 - 53,18

21,23

0,01 - 0,05

0,03

3

Đồng bằng Bắc Bộ



0,4 - 61,19

33,36

0,41 - 10,58

3,07

4

Bắc Trung Bộ

0,0045

0,0045

0,435 - 0,46

0,45

0,025 - 0,15

0,09

5

Nam Trung Bộ

0,1 - 0,4

0,25

0,13 - 0,83

0,30

0,0014

0,0014

6

Cao nguyên Nam Trung Bộ

0,1

0,1

0,008 - 0,5

0,31

0,025

0,025

7

Đông Nam Bộ



0,2 - 34

16,00

0,033 - 21,95

10,99

8

Trung và Tây Nam Bộ



0,58 - 46,0

28,80

0,1 - 0,28

0,21

Trung bình


0,1


12,74


1,89
IV. ĐỘ PHÓNG XẠ
Trong một số loại nướckhoáng có chứa các nguyên tố phóng xạ như uran, radon, radi. Vì vậy, nước cũngcó hoạt tính phóng xạ. Trong các nguyên tố phóng xạ trên, radon và radi có tácdụng dược lý tốt đối với cơ thể con người nhờ bức xạ gamma (g ) và alpha (a ).Về hoạt tính phóng xạ của radon, các quốc gia trên thế giới quy định rất khácnhau, dao động trong khoảng 1 – 100 nCi/l, nhưng phần lớn 1 nCi/l (hay 185Bq/l). Còn radi, do có chu kỳ bán dã dài (1600 năm) nên một số quốc gia đã loạira khỏi bảng tiêu chuẩn. Nếu không sử dụng để uống, mà chỉ để ngâm tắm, thìnồng độ giới hạn cho phép của nhiều quốc gia là 10-11 g/l. Dựa vàonhững quy định của nước ngoài, chúng tôi đề nghị giới hạn dưới trong nướckhoáng chữa bệnh của radon là 1 nCi/l và radi là 10-11 g/l. Hoạttính phóng xạ trung bình của radon trong nước khoáng đã gặp ở nước ta 209,3PCi/l và Radi 23 PCi/l (xem bảng 5).
Bảng 5. Hoạt tính phóng xạ của nước Radon và Raditrong
các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta (PCi/l)

TT

Miền

Radon

Radi

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

Khoảng
dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ



14,00

14,00

2

Đồng bằng Bắc Bộ



14,58 - 63,45

39,02

3

Bắc Trung Bộ

209,3

209,3

5,6 - 8,91

7,26

4

Nam Trung Bộ



12,10 - 67,5

39,80

5

Đông Nam Bộ



12,40 - 17,5

14,95

Trung bình


209,3


23
V. NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ của nước là mộttrong những tính chất vật lý quyết định hoạt tính sinh học, nhưng giới hạn dướicủa nó là bao nhiêu mới cho phép phân biệt nước khoáng với nước thông thường.Để trả lời vấn đề trên, các nhà khoa học đã nhất trí dựa vào nhiệt độ trungbình năm của không khí trong các vùng khí hâu. Ở vùng hàn đới, phần lớn cácquốc gia quy định giới hạn dưới của nhiệt độ là 20oC. Ở nước ta, vớinhiệt độ không khí trung bình năm 26oC, chúng tôi đề nghị giới hạndưới về nhiệt độ của nước khoáng là 30oC.

Bảng 6. Nhiệt độ trungbình của các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta (oC)

TT

Miền

Khoảng dao động

Giá trị trung bình

1

Tây Bắc Bộ

20 - 74

41

2

Đông Bắc Bộ

24 - 71

40

3

Đồng bằng Bắc Bộ

33 - 137

59

4

Bắc Trung Bộ

30 - 101

56

5

Nam Trung Bộ

28 - 85

53

6

Cao nguyên Nam Trung Bộ

22 - 66

42

7

Đông Nam Bộ

27 - 80

35

8

Trung và Tây Nam Bộ

26 - 47

36

Trung bình


45
Nhiệt độ của nước khoángtrung bình đã gặp ở nước ta dao động trong khoảng 35- 59oC, trungbình 45oC, (xem Bảng 6).
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu cácđề nghị của các nhà y học về nồng độ của các hợp phần, ion để có hoạt tính đốivới cơ thể con người, tham khảo tiêu chuẩn nước khoáng của nhiều quốc gia trênthế giới cũng như thống kê, phân tích khoảng dao động và giá trị trung bình củacác chỉ tiêu trong các nguồn nước khoáng đã gặp ở nước ta, chúng tôi đề nghịgiới hạn dưới của chúng trong nước khoáng chữa bệnh như sau: độ khoáng hoá ³1000 mg/l; khí CO2 tự do ³ 500mg/l; tổng H2S + HS-³ 1 mg/l; nồng độ H2SiO3 ³ 50 mg/l; Fe+2+Fe+3³ 10mg/l; As ³ 0,7 mg/l; Br ³ 5 mg/l; I ³ 1 mg/l; Rn ³ 1 nCi/l; Ra ³ 10-11g/l và nhiệt độ ³ 30oC.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diachatthuyvan.net
Ma_Quyen

Ma_Quyen

Quản lý diễn đàn

Huy chương : LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH Th_310LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH Medal111
Tổng số bài gửi : 765
Điểm : 1081
Được cảm ơn : 90
Ngày tham gia : 14/10/2010

LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH Empty
Bài gửi LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH EmptyRe: LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH   LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH I_icon_minitimeWed Oct 20, 2010 10:04 am Bài viết số 2

Nước khoáng tanh tanh mùi bùn có phải là mùi của H2S ko nhi?
hay là của cái gi?
Về Đầu Trang Go down
 

LUẬN CHỨNG CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN GIỚI HẠN DƯỚI CỦA CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
diachatthuyvan.net™ :: THẢO LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC :: Điều tra, thăm dò và cấp nước dưới đất-
Chuyển đến 
Powered by: phpBB2
Copyright ©2010 - 2015, GNU General Public License.
Skin vBulletin 4.0 Rip By Ligerv
Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 3:46 pm.
Liên hệ: diachatthuyvan.com@gmail.com | Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.

Website liên hệ-Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - Cục địa chất Việt NamCục quản lý tài nguyên nướcHội ĐCTV VNTrường ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiHợp tác đào tạo nước ngoài ĐH Mỏ - Địa chất Hà NộiKhoa địa chất và dầu khí ĐH Bách Khoa Tp HCMDiễn đàn diachatvietnam.netLiên đoàn QH và ĐT TNN miền NamCông ty Cổ Phần Phát triển bền vững Việt NamCông ty Cổ phần TV ĐT PT CNMT Việt NamCông ty Cổ phần Địa kỹ thuật Đông DươngCông ty VietDeltaCông ty tài nguyên và môi trườngDiễn đàn lớp địa chất B K55Diễn đàn tình thương
Chat ( )
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất